ĐGH Phanxicô – Chúng ta cần nghĩ về lần ly biệt sau cùng của mình

21-05-2015 Chức năng bình luận bị tắt ở ĐGH Phanxicô – Chúng ta cần nghĩ về lần ly biệt sau cùng của mình by

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói vào Thứ Ba (19/05) nhiều người giống như dân Rohingya của Miến Điện (Myanmar) hoặc các Kitô Hữu và người Yazidis ở Iraq đã bị buộc phải nói lời ly biệt với quê hương của họ và đời sống của tất cả chúng ta được ghi dấu bằng những lần chia ly quan trọng khác nhau. Ngài nói rằng mỗi người chúng ta cần phải suy tư về cuộc chia ly cuối cùng của chúng ta khỏi cuộc sống này và việc tín thác bản thân họ cho Thiên Chúa có ý nghĩa gì. Những lời của Đức Giáo Hoàng khởi đi từ Thánh Lễ sáng tại nguyện đường Santa Marta.

Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một suy tư về cuộc sống của chúng ta được ghi dấu bằng những lần tạm biệt hoặc ly biệt như thế nào, chúng ta thực hiện việc ấy thế nào và lý do vì sao chúng ta thực hiện việc ấy. Ngài lấy gợi hứng từ hai bài đọc phúc âm trong ngày khi Chúa Giêsu nói lời ly biệt với các môn đệ trước Cuộc Khổ Nạn và sự chết của Ngài và trong đó Thánh Phaolô nói lời ly biệt trước khi lên Giêrusalem và khóc bên bờ biển cùng với những người đã đến để nói lời tạm biệt Ngài.

Ngài nói cuộc sống của chúng ta được đan dệt nên bằng nhiều lần ly biệt, những lần lớn nhỏ và một trong số đó có liên quan rất lớn đến nước mắt và đau khổ.

“Ngày nay chúng ta hãy nghĩ về những người Rohingya tội nghiệp ở Myanmar. Khi họ rời khỏi quê hương của họ để thoát khỏi sự bách hại, họ không biết điều gì đang xảy ra cho họ. Và họ đã ở trên những chiếc tầu để trốn thoát khỏi đó. Họ đến một ngôi làng nơi mà người ta cho họ nước và thực phẩm và nói với họ là đi nơi khác. Đó là một sự ly biệt. Bên cạnh đó, sự ly biệt mang ý nghĩa hiện sinh lớn lao này đang diễn ra trong thời đại của chúng ta. Hãy nghĩ về sự ly biệt đối với các Kitô Hữu và người Yazidis (ở Iraq) là những người tin rằng họ không còn trở về quê hương của họ nữa bởi vì họ đã bị trục xuất ra khỏi nhà họ. Điều này đang diễn ra bây giờ”.

Đức Giáo Hoàng nói có những cuộc chia ly nhỏ chẳng hạn như khi một người mẹ hôn con mình đang phải đi ra chiến đấu ở trong một cuộc chiến và rồi là cuộc chia ly cuối cùng cho một người rời khỏi thế giới này và chủ đề chia ly này được khai thác trong nghệ thuật và trong các bản nhạc.

“Tôi đang nghĩ về một cuộc chia ly, của một trung đoàn Ý “Alpini”, khi vị chỉ huy buộc phải chia ly người lính của mình: Ý muốn của người chỉ huy. Tôi đang nghĩ về cuộc chia ly lớn lao, cuộc chia ly trọng đại của tôi, không phải khi tôi phải nói ‘xin gặp lại’, ‘hẹn gặp sau’, ‘giờ thì tạm biệt nhé’, nhưng là ‘vĩnh biệt’. Hai bài đọc hôm nay dùng từ ‘addio’ (theo nghĩa vĩnh biệt). Phaolô uỷ thác hết mọi sự của ông cho Thiên Chúa và Chúa Giêsu uỷ thác cho Thiên Chúa các môn đệ của Ngài là những người còn lại trên cõi trần này. ‘Họ không thuộc về thế gian nên xin giữ gìn họ’. Chúng ta chỉ nói ‘addio’ vào thời gian của những cuộc chia ly cuối cùng, là những cuộc chia ly ở cuộc sống này hay cuộc chia ly sau cùng của chúng ta”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục nói rằng mỗi người chúng ta cũng thật đúng đắn để suy nghĩ về cuộc chia ly cuối cùng của chúng ta hoặc ra đi và rà soát lại lương tâm của chúng ta, giống như Chúa Giêsu và Thánh Phaolô đã thực hiện.

“Tôi sẽ bỏ lại điều gì sau lưng? Cả Thánh Phaolô và Chúa Giêsu trong hai bài đọc hôm nay đều thực hiện một lối xét mình: ‘Tôi đã thực hiện điều này, điều này, và điều này…Và tôi đã thực hiện điều gì? Thật tốt cho tôi để hình dung về chính bản thân mình trong lúc này. Tôi không biết khi nào điều đó sẽ xảy ra, nhưng đó sẽ là khoảnh khắc ấy khi những lối diễn tả như ‘xin gặp lại sau’, ‘hẹn sớm gặp lại’, ‘hẹn gặp vào ngày mai’, ‘bây giờ thì tạm biệt’, sẽ trở thành ‘vĩnh biệt’. Tôi chuẩn bị để tín thác vào Thiên Chúa mọi điều tôi có chưa? Tín thác bản thân tôi cho Thiên Chúa? Để nói lời vốn là lời của Người Con khi uỷ phó thác chính bản thân Ngài cho Cha của mình”.

Đức Giáo Hoàng kết thúc bài giảng của Ngài bằng việc cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần dạy chúng ta biết nói lời ly biệt và thực sự phó thác chính bản thân chúng ta cho Thiên Chúa khi cuộc sống của chúng ta kết thúc.

Joseph C. Pham chuyển ngữ từ Vatican Radio

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW