ĐGH Phanxicô – Về các Gia đình bị tổn thương
Bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Quảng Trường Thánh Phêrô trong buổi Triều Yết Chung vào Thứ Tư hàng tuần, ngày 05/08/2015.
Anh Chị Em thân mến, xin chào buổi sáng!
Với bài giáo lý này chúng ta tiếp tục suy tư lại chủ đề gia đình. Sau khi nói lần cuối cùng về các gia đình bị tổn thương được gây nên bởi sự hiểu lầm của đôi bạn, hôm nay tôi muốn tập trung sự chú ý của chúng ta vào một thực tại khác: làm thế nào để chăm sóc những gia đình bị tổn thương như thế, theo như sự thất bại không thể vãn hồi của mối dây liên kết hôn nhân của họ, đã thực hiện một sự hiệp nhất mới.
Giáo Hội biết rõ rằng hoàn cảnh như thế là trái ngược với Bí Tích Kitô Giáo. Tuy nhiên, cái nhìn của một người thầy của Giáo Hội luôn luôn xuất phát từ trái tim của một người mẹ; một trái tim, được làm cho sống động bởi Thần Khí, luôn luôn tìm kiếm điều thiện hảo và sự cứu chuộc con người. Hãy nhìn vì sao Giáo Hội lại cảm thấy một nghĩa vụ, “vì tình yêu dành cho sự thật” để “biện phân thật tốt các hoàn cảnh”. Do đó, chính Thánh Gioan Phaolô II đã thể hiện trong Tông Huấn Familiaris consortio (số 84) của Ngài, chỉ ra rằng, chẳng hạn, sự khác biệt giữa một người đã phải chịu cảnh chia ly và một người đã tạo nên cảnh ấy. Sự biện phân này phải được thực hiện.
Nếu thế thì, khi chúng ta nhìn vào những mối liên kết mới này bằng nhãn quan của những người bé mọn – và những người bé mọn đang nhìn – bằng đôi mắt của những người con, chúng ta sẽ thấy thậm chí là còn khẩn thiết hơn nữa để phát triển trong các cộng đoàn của chúng ta một sự chấp nhận thực sự những người đang sống trong những hoàn cảnh như vậy. Do đó, thật quan trọng là phong cách của cộng đồng, ngôn ngữ của nó, những thái độ của nó luôn luôn hướng tập trung đế con người, bắt đầu từ những người bé mọn. Họ là những người đang chịu đau khổ nhất, trong những hoàn cảnh này. Bằng không, làm thế nào mà chúng ta có thể đề nghị với những bậc cha mẹ này phải làm hết sức họ để giáo dục con cái trong đời sống Kitô Giáo, mang lại cho chúng mẫu gương của một niềm tin đã được xác tín và thực hành, nếu chúng ta giữ họ ở xa khỏi đời sống của cộng đoàn, như thể họ đã bị tuyệt thông? Chúng ta phải xử lý theo một cách không phải là đặt thêm những gánh nặng vượt quá khỏi những gánh nặng mà con cái, trong những hoàn cảnh này, sẵn sàng mang vác lấy! Thật không may, con số những đưa con và những thanh thiếu niên này thực sự lớn! Thật quan trọng là chúng cảm thấy Giáo Hội như là một người mẹ chú tâm đến tất cả, luôn luôn sẵn lòng lắng nghe và đến cùng nhau.
Trong những thập niên này, thực sự, Giáo Hội đã không hoặc là không chú ý hoặc chậm chạp. Nhờ vào sự suy tư được thực hiện bởi các Vị Mục Tử, được hướng dẫn và xác quyết bởi các Vị Tiền Nhiệm của tôi, sự ý thức đã gia tăng cách lớn lao là một sự chấp nhận phụ thử và chú tâm là cần thiết, trong tình yêu và trong sự thật, về những người đã chịu phép rửa mà đã thiết lập nên một sự sống chung mới sau khi thất bại cuộc hôn nhân có bí tích của họ; thực ra, những người này không bị vạ tuyệt thông chút nào, họ không bị vạ tuyệt thông! Và họ tuyệt đối không bị đối xử như thế: họ luôn luôn là một phần của Giáo Hội.
Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã can thiệp vào vấn đề này, mời gọi một sự biện phân cẩn trọng và sự hỗ trợ mục vụ khôn ngoan, nhận biết rằng “những công thức đơn giản” không tồn tại (Diễn Văn trước Đại Hội Thế Giới về Gia Đình, Milan, 02/06/2012, câu trả lời số 5).
Do đó những lời mời gọi được lặp đi lặp lại của các Vị Mục Tử cần thể hiện cách cởi mở và nhất quán sự sẵn lòng của cộng đoàn để đón nhận và khích lệ họ, để họ được sống và phát triển không ngừng sự thuộc về Đức Kitô và Giáo Hội của họ bằng việc cầu nguyện, bằng việc lắng nghe Lời Thiên Chúa, bằng việc thường xuyên tham dự các giờ phụng vụ, bằng việc giáo dục Kitô giáo cho con cái, bằng việc bác ái và phục vụ người nghèo, bằng việc dấn thân cho công lý và hoà bình.
Biểu tượng kinh thánh về Vị Mục Tử Nhân Lành (Ga 10:11-18), tóm gọn sứ vụ mà Chúa Giêsu lãnh nhận từ Chúa Cha: để trao ban sự sống cho đoàn chiên. Thái độ này cũng là một khuôn mẫu đối với Giáo Hội, đón nhận con cái của mình như là một người mẹ đón trao ban sự sống cho chúng. “Giáo Hội được mời gọi để luôn luôn là một Ngôi Nhà mở của Chúa Cha […]” Không có những cánh cửa đóng lại! Không có những cánh cửa đóng lại! “Tất cả đều có thể dự phần bằng cách này cách khác vào đời sống giáo hội, tất cả đều có thể trở thành một phần của cộng đồng. Giáo Hội […] là một ngôi nhà đầy tình cha là nơi có một chỗ cho mỗi người với đời sống khó khăn của người ấy” (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 47).
Theo cùng một cách thế, tất cả mọi Kitô Hữu đều được mời gọi để noi gương Vị Mục Tử Nhân Lành. Trên hết tất cả là các gia đình Kitô Hữu có thể cộng tác với Ngài bằng việc chăm sóc các gia đình bị tổn thương, hỗ trợ họ trong đời sống đức tin của cộng đoàn. Chớ gì mỗi người biết làm phần mình trong việc mang lấy thái độ của Vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng biết rõ rừng con chiên của Ngài và không loại trừ một ai khỏi tình yêu vô biên của Ngài!
Joseph C. Pham chuyển ngữ từ Zenit