Hãy cầu nguyện với Chúa Kitô trước khi nghiên cứu về Người
Cầu nguyện, dâng lễ, noi gương Chúa Giêsu: đó là ba cánh cửa được mở ra để tìm kiếm con đường đi đến sự thật và sự sống”. Đừng ngồi nơi bàn giấy mà nghiên cứu về Chúa Giêsu, nếu làm như vậy thì dể đi đến lạc đạo. Trái lại, luôn luôn tự chất vấn là làm thế nào để cuộc đời của chúng ta là lời cầu nguyện, dâng hiến tế lễ và luôn noi theo gương Chúa Giêsu.
Đức Giáo Hoàng nói: “Hãy suy nghĩ về ba cánh cửa đó và nó sẽ giúp cho chúng được mọi điều tốt lành, bắt đầu là đọc sách Tin Mừng, thường chúng ta chẳng hề ngó tới. Hãy cầm lên mở ra và chúng ta sẽ tìm thấy được Chúa Giêsu”.
“Đời sống của người Công Giáo là luôn tiến bước trên đường và không đi một mình, luôn tiến bước trong Giáo Hội, với dân của Chúa”. Trong những bài đọc trong ngày, chính Chúa Giêsu nói với chúng ta, Chúa là đường: Ta là đường, là sự thật và là sự sống. Là tất cả.
“Ta ban cho ngươi sự sống, Ta thể hiện sự thật và nếu ngươi đến với Ta, Ta chính là đường”. Đó chính là tìm được Đấng thể hiện “đường, sự thật và sự sống”, vậy chúng ta hãy “tiến bước lên đường”.
“Nhận biết được Chúa Giêsu chính là điều quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta”. Bởi vì nếu nhận biết được Chúa Giêsu là chúng ta cũng nhận biết được Đức Chúa Cha. Nhưng phải làm thế nào để nhận biết được Chúa Giêsu?”.
“Chúng ta phải học hỏi thật nhiều, học giáo lý: Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo: Đó là một quyển sách rất hay, chúng ta cần phải học hỏi. Nhưng chúng ta đừng nên giới hạn là chỉ nghiên cứu và học hỏi mà thôi mà chúng ta có thể đạt đến nhận biết Chúa Giêsu. Vâng, có một số người có quan niệm lạ lùng như vậy là với những ý tưởng mà thôi họ cũng đạt đến nhận biết Chúa Giêsu”.
“Thật vậy có những Kitô hữu thời sơ khai cũng có ý nghĩ như vậy và cuối cùng họ đã lầm lẫn trong ý tưởng của họ. Bởi những ý tưởng suông không mang lại sự sống, người nào đi theo con đường đó rốt cuộc thì đi vào trong vòng lẫn quẫn không lối thóat. Chính như vậy mà thời Giáo Hội sơ khai có những nhà thần học “lạc đạo”, họ đi tìm hiểu Chúa Giêsu với ý tưởng suy luận.
“Một đại văn hào người Anh, Gilbert Keith Chesterton, định nghĩa lạc đạo (heresie) là ý tưởng trở thành điên rồ. Đúng vậy khi chỉ dùng ý tưởng mà thôi thì những ý tưởng đó trở thành điên rồ”.
Như vậy dấu chỉ nào về ba cánh cửa được mở ra để nhận biết Chúa Giêsu. “Nghiên cứu mà không cầu nguyện thì cũng bằng thừa. Các nhà đại thần học đều quỳ gối để suy luận về thần học. Nếu sự học hỏi nghiên cứu đem chúng ta lại gần Chúa Giêsu một chút, nhưng nếu không cầu nguyện thì chẳng bao giờ tiến tới nhận biết được Chúa Giêsu.
“Cánh cửa thứ hai , là dâng hiến tế lễ, cầu nguyện cũng chưa đủ, niềm vui trong việc tế lễ rất cần thiết: tế lễ Chúa Giêsu trong các phép Bí Tích, bởi vì các Bí Tích ban cho chúng ta sự sống, ban cho chúng ta sức mạnh, ban cho chúng ta của ăn nuôi sống, ban cho chúng ta niềm an ủi, ban cho chúng ta sự hiệp thông, ban cho chúng ta một sứ mệnh.
“Nếu không có cử hành các Bí Tích, chúng ta không thể đạt đến nhận biết Chúa Giêsu. Và đây là công việc của Giáo Hội”.
Cuối cùng là mở ra cánh cửa thứ ba, noi gương Chúa Giêsu (imitatio Christi), là hãy mở Sách Tin Mừng ra để tìm hiểu những gì Chúa đã làm, Chúa đã sống như thế nào, Chúa đã nói gì, Chúa đã giảng dạy như thế nào? Đó là những gì chúng ta cần noi theo gương của Chúa”.
Vượt qua ba cánh cửa đó thì vào được trong sự mầu nhiêm của Chúa Giêsu”. Đúng vậy, chúng ta không thể nhận biết Chúa Giêsu, nếu chúng ta không đi vào trong mầu nhiệm của Chúa Giêsu”.Và chúng ta đừng bao giờ sợ hãi thực hiện ước mơ của chúng ta.
Chúng ta được mời gọi suy tư trong ngày là làm sao để đi đến cánh cửa cầu nguyện trong cuộc sống của chúng ta: lời cầu nguyện chân thật, lời cầu nguyện phát xuất từ trái tim”.
Nguồn Tin: News.va
Pt Huỳnh Mai Trác 22/08/2014