Thư viện Joseph Ratzinger Benedict XVI sẽ được mở tại Roma
Roma, Ý 22/04/2015 (MAS/SLM) – Thư Viện ở Rôma có tên là Joseph Ratzinger-Benedict XVI, được dành cả cuộc sống và tư tưởng của Ratzinger là một học giả và là Giáo Hoàng, đã chính thức được công bố. Trung tâm nghiên cứu được toạ lạc ngay trong Thư Viện Đại Học Teutonic và của Học Viện Rôma Xã Hội Gorres.
Việc thông báo đã được Cha Stefan Heid, Giám Đốc Học Viện Rôma, đưa ra hôm qua trong suốt phần trình bày về tuyển tập Benedict XVI, Servant of God and Men (Người Tôi Tớ Của Thiên Chúa Và Con Người) xuất bản tại Ý bởi nhà xuất bản Liberia Editrice Vaticana và tại Đức bởi Nhà Xuất Bản Schnell & Steiner, nhân kỷ niệm 10 năm Đức Hồng Y Joseph Ratzinger được bầu làm Giáo Hoàng vào ngày 19/04 năm 2005.
Tham dự vào sự kiện, diễn ra vào buổi chiều ngày 20/04 tại nhà thờ của Nghĩa Trang Teutonic tại Vatican, trong số những người tham dự, có anh trai của Đức Giáo Hoàng Hưu, Đức Ông Georg Ratzinger, Đức Hồng Y Bertone, Farina, Koch và Muller, và các Đức Tổng Giám Mục Farhat, Ganswein, Marra và Pozzo.
Thư Viện, lấy tên theo tên của Đức Giáo Hoàng Hưu, sẽ mở cửa vào Tháng Chín tới và sẽ bắt đầu bằng khoảng gần một ngàn đầu sách bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và sẽ mang nét đặc trưng là một nơi mở ra cho tất cả mọi người yêu thích những ấn bản của Joseph Ratzinger và về Ngài, để biết về cuộc đời của Ngài và suy tư về Thần Học của Ngài. Chính Đức Benedict XVI đã tặng nhiều đầu sách. Những cuốn khác được tặng bởi Quỹ Vatican mang tên Ngài đang cổ võ sáng kiến này.
Đối với Vị Chủ Tịch của Quỹ Ratzinger, Đức Ông Giuseppe Antonio Scotti, “Đức Benedict XVI có thể hiểu được tính phức tạp của thời đại bây giờ, giúp chúng ta đi vào đó với một sự tham chiếu chắc chắn về phía Ngài”. Cha Giuseppe Costa, Giám Đốc Nhà Xuất Bản Libreria Editrice Vaticana, đã cám ơn Đức Giáo Hoàng Hưu về “quà tặng lớn lao mà Ngài đã để lại cho chúng ta với những ấn bản và nghiên cứu thần học của Ngài”, nhấn mạnh rằng “trong tư cách là một tác giả LEV, Ngài đã vận hành một Nhà Xuất Bản lớn lao”.
Suy tư về bộ sách Benedict XVI, Servant of God and Men, Christian Schaller, Phó Giám Đốc của Viện Institut Pabst Benedikt XVI tại Regensburg, người đoạt Giải Ratzinger năm 2013, diễn tả công trình như là “tour d’horizon” (một chuyến tham quan đến chân trời) của tám năm trong sứ vụ mục tử toàn cầu của Đức Benedict XVI”, “một lời mời gọi để tiến gần hơn đến với di sản của triều đại giáo hoàng này quá đầy đủ đối với Giáo Hội, để đi xa hơn nữa vào những giáo huấn và suy tư”.
Tuyển tập, mà nhiều tác giả khác nhau cộng tác – trong số họ, có Chủ Tịch Nhóm học trò cũ của Joseph Ratzinger: Cha Stephan Otto Horn, và Các Đức Hồng Y Cordes, Koch, Marx, Meisner, Muller – có ý muốn đưa ra một khuôn mẫu về công việc của Vị Giáo Hoàng Đức trong lời nói và hình ảnh, ngang qua những tham luận diễn tả những chủ đề chính được thể hiện trong suốt triều đại giáo hoàng, đi cùng với nhiều hình ảnh khác.
“Người ta không muốn thấy Đức Benedict XVI, nhưng trên hết tất cả họ muốn nghe Ngài”, Đức TGM Georg Ganswei, Đứng Đầu Phủ Giáo Hoàng và thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng Hưu nói ở phần Lời Nói Đầu. “Nếu tôi cố gắng để đồng hoá chính bản thân tôi với Đức Giáo Hoàng Hưu, tôi không thể nhưng nói rằng Ngài không bao giờ đặt mình làm trung tâm của các hành động của Ngài, nhưng tự xem Ngài luôn luôn là một sứ giả của niềm tin, mà mục tiêu của Ngài luôn luôn là muốn dẫn con người đến với Đức Kitô với thật nhiều sự quan tâm và tế nhị”, Schaller nhận thấy. Tuy nhiên, điều này xảy ra thực chỉ khi người ta thành côg trong việc gỡ bỏ sự chú ý khỏi chính bản thân mình, để làm cho những hành động trở nên mạnh mẽ như thế, như chúng ta tất cả đều biết, Ngài đã thành công trong khi thực hiện điều này rất tốt”.
Trong số những chủ đề được đề cập đến trong nhiều chương khác nhau là bộ ba tập sách Giêsu Thành Nadarét, mối quan hệ giữa đức tin và lý trí, mối liên hệ với Đức Gioan Phaolô II, các tông thư, Công Đồng Vatican II, các chuyến tông du, đại kết, căn tính đời tu và đời linh mục.
“Trong lịch sử Giáo Hội, thật không đơn giản để tìm thấy một Vị Giáo Hoàng có thể tạo ra một công trình thần học với các chiều kích so sánh. Bộ Opera Omnia trong 16 tập đã chiếm hết 16 năm hoạt động của Vị Giáo Hoàng này, Ngài đã dành bản thân Ngài không chỉ cho Thần Học, mà còn cho các vấn đề xã hội cũng như là các thách đố mà con người và toàn thế giới sẽ phải đối diện trong tương lai. Tất cả điều này nói lên hình ảnh của một Vị Giáo Sư Đại Học, một Vị Giám Mục, một Vị Hồng Y và, quan trọng nhất, về một Vị Giáo Hoàng người mà trên hết tất cả là một người rao giảng nhìn vào Thần Học như là tiền đề của một thông điệp có định hướng và nói với con người, một thông điệp có thể thôi thúc họ và có mục tiêu để thi hành một sứ vụ của niềm hy vọng có ở trong hết mọi người chúng ta”, Schaller kết luận.
Joseph C. Pham theo Zenit