ĐGH Phanxicô – Hai tiêu chí phân biệt tình yêu đích thực và không đích thực
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ tại nguyện đường Santa Marta ở Vatican vào Thứ Năm (07/05). Trong những điểm nhấn theo bài đọc trong Ngày, Đức Thánh Cha tập trung vào đặc tính cụ thể và thông truyền của tình yêu đúng đắn.
Tình yêu đích thực là thật và vĩnh cửu
Trong bài đọc Tin Mừng, từ Tin Mừng theo Thánh Gioan (15:9-11), Chúa mời gọi chúng ta hãy ở lại trong tình yêu của Ngài. “Có hai tiêu chí”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “là những điều sẽ giúp chúng ta phân biệt tình yêu đích thực, so với tình yêu không thật”. Tiêu chí thứ nhất đó là tình yêu là “ở trong hành động hơn là lời nói”, đó không phải là “một kiểu cổ tích rẻ tiền”, hay những câu chuyện “tưởng tượng” “làm cho con tim của chúng ta rung nhịp nhanh hơn một chút, nhưng rồi chẳng có gì nữa”. Tình yêu đích thực ở “nơi những sự thật khó nuốt”. Chúa Giêsu đã cảnh báo các môn đệ của Ngài “’Không phải cứ ai nói với Thầy, ‘Lạy Chúa, Lạy Chúa”, thì sẽ được vào nước trời đâu, chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy Trên Trời thì mới được vào’”:
“Nói cách khác, tình yêu đích thực là thật, nó hệ tại ở những việc mà nó thực hiện, nó là một tình yêu mãi mãi. Đó không phải là một sự đồng cảm thuần tuý. Cũng thế, nhiều khi, tình yêu là một điều đớn đau: tình yêu mà chúng ta nghĩ về Chúa Giêsu vác Thập Giá. Nhưng những công việc của tình yêu là điều mà Chúa Giêsu dạy chúng ta trong các đoạn từ chương 25 của Tin Mừng Mátthêu. Ngài, Đấng yêu thương, thực hiện những điều này – những điều mà qua đó chúng ta sẽ bị xét xử: Ta đói, và các ngươi đã cho ta ăn, và tương tự. Tính cụ thể: ngay cả Bát Phúc, vốn là “kế hoạch mục vụ” của Chúa Giêsu, là cụ thể”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục lưu ý rằng một trong những biểu hiện dị giáo đầu tiền trong Kitô Giáo là kiểu dị giáo của Tri Thức Giáo, là nhóm nói về một “Thiên Chúa xa vời” ở nơi Ngài không có bản tính. Tình yêu của Thiên Chúa là Cha, trái lại, “là cụ thể: Ngài đã sai Con nhập thể của Ngài để cứu chúng ta”.
Các Nam Tu Sỹ và Nữ Tu thông truyền…
Tiêu chí thứ hai của tình yêu, Ngài tiếp tuc, là nó thông truyền, nó không cô lập. Tình yêu trao hiến chính nó và đón nhận, nó là sự thông truyền giữa Cha và Con, một sự thông truyền đó “là” Chúa Thánh Thần:
“Không có tình yêu nào mà không có giao tiếp, không có một tình yêu cô lập. Tuy nhiên, một số người trong các bạn có thể thắc mắc, ‘Nhưng thưa Cha, các thầy tu và nữ tu thì cô lập’. Nhưng họ giao tiếp…và họ thực hiện việc giao tiếp thật nhiều: với Chúa, ngay cả với những người đi tìm kiếm một lời của Thiên Chúa… Tình yêu đích thực không thể tự cô lập chính nó. Nếu nó cô lập, thì đó không phải là tình yêu. Để ở lại khép kín trong chính bản thân là một hình thức thiêng liêng của sự ích kỷ, của việc tìm kiếm chính tư lợi của nó…đó là một sự ích kỷ’.
Đơn giản, nhưng không dễ dàng vì chủ nghĩa cái tôi hấp dẫn chúng ta
Vì thế, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “Ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu có nghĩa là làm mọi điều”, đó là, “một khả năng để giao tiếp, đối thoại, cả với Thiên Chúa và với anh chị em của chúng ta”:
“Điều đó thật là đơn giản như nó là: nhưng lại không dễ dàng. Bởi vì sự ích kỷ, tư lợi, hấp dẫn chúng ta, và lôi kéo chúng ta đừng làm gì cả, lôi kéo chúng ta đừng giao tiếp. Chúa nói gì về những người ở lại trong tình yêu của Ngài?’ ‘Thầy nói với các con điều đó, để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn’. Chúa là Đấng ở lại trong tình yêu của Chúa Cha là niềm vui, ‘và nếu anh em ở lại trong tình yêu của Thầy, thì niềm vui của anh em được nên trọn’ – một niềm vui thường đi kèm với Thập Giá. Nhưng niềm vui ấy – chính Chúa Giêsu đã nói với chúng ta – không ai có thể lấy đi khỏi các con được”.
Đức Giáo Hoàng kết thúc bài giảng của Ngài bằng lời cầu nguyện này: “Xin Chúa ban cho chúng con ân sủng của niềm vui, niềm vui mà thế gian không thể ban tặng”.
Joseph C. Pham chuyển ngữ từ Vatican Radio