Đức Phanxicô: Cuộc gặp gỡ với hàng Giáo sĩ, Tu sĩ, và các phong trào nổi tiếng tại Bolivia

11-07-2015 Chức năng bình luận bị tắt ở Đức Phanxicô: Cuộc gặp gỡ với hàng Giáo sĩ, Tu sĩ, và các phong trào nổi tiếng tại Bolivia by

Santa Cruz, Bolivia, 10/07/2015 (MAS/SLM) – Đức Giáo Hoàng Phanxicô có hai cuộc gặp gỡ lớn vào buổi chiều Thứ Năm ở Santa Cruz, Bolivia: cuộc gặp đầu tiên là một cuộc gặp gỡ với hàng giáo sĩ, các nam nữ tu sĩ và người đang trong quá trình đào luyện cho đời sống linh mục và đời sống tu trì; cuộc gặp thứ hai là một cuộc quy tụ của các đại diện các phong trào nổi tiếng được biết đến khắp thế giới – nhóm người nghèo, bị loại trừ xã hội, người bị tước đoạt và tước quyền bầu cử.

Trong bài diễn văn chuẩn bị trước với hàng giáo sĩ, tu sĩ, và người đang trong quá trình đào luyện, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tập trung vào nhân vật Bát-ti-mê, người ăn xin mù loà, câu chuyện mà việc chữa lành của anh trong Tin Mừng theo Thánh Máccô đã được đọc lên trong cuộc gặp gỡ này. “Hai điều về câu chuyện này xuất hiện trước chúng ta và tạo nên một ấn tượng”, Đức Thánh Cha nói. “Một mặt”, Ngài tiếp tục, “có tiếng kêu khóc của một người ăn xin, và mặt khác, những phản ứng khác nhau của các môn đệ”. Ngài tiếp tục nói, “Điều ấy như thể Tác Giả Tin Mừng muốn cho chúng ta thấy hiệu quả mà tiếng kêu khóc của anh Bát-ti-mê đã có về đời sống của người dân, về đời sống của những người theo Chúa Giêsu”. Một số người chỉ đi ngang qua Bát-ti-mê, trong khi người khác thì lại nói với anh hãy dẹp kiểu kêu la đi. Chúa Giêsu, trái lại, đã đáp trả bằng sự nhẫn nại, dịu dàng và sự lo âu – và các môn đệ là những tác nhân của Chúa, là những người triệu hiệu người ăn xin mù đến với Chúa bằng những lời ủi an và khích lệ.

“Đây là luận lý của người môn đệ, đó là điều mà Chúa Thánh Thần thực hiện với chúng ta và trong chúng ta”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói. “Chúng ta là những chứng nhân của điều này. Một ngày kia Chúa Giêsu thấy chúng ta ở bên vệ đường, đằm mình vào trong nỗi đau và nỗi thống khổ của chúng ta. Ngài không bịt tai lại trước tiếng kêu khóc của chúng ta. Ngài dừng lại, đến gần và hỏi Ngài có thể làm gì cho chúng ta. Và nhờ vào nhiều nhân chứng là những người nói với chúng ta, “Hãy can đảm; hãy đứng dậy”, dần dần chúng ta kinh nghiệm được tình yêu thương xót này, tình yêu có sức biến đổi này, là điều làm cho chúng ta thấy được ánh sáng. Chúng ta là những nhân chứng không phải là của một ý thức hệ, của một công thức, của một nền thần học cụ thể. Chúng ta là những nhân chứng cho tình yêu chữa lành và thương xót của Chúa Giêsu. Chúng ta là những chứng nhân của sự hoạt động của Ngài ở nơi đời sống của các cộng đoàn”.

Trong cuộc gặp gỡ thứ hai của Ngài, Đức Giáo Hoàng tập trung vào sức mạnh của Tin Mừng biến đổi và chữa lành những tâm hồn, và ngang qua công việc của những con người có tâm hồn đã được biến đổi và chữa lành, để biến đổi và chữa lành các xã hội và thực ra là hành tinh bằng sự làm người cai quản của điều mà tất cả chúng ta đều có cùng trách nhiệm.

“Hoạt động cho một sự phân phát công bằng các hoa trái của trái đất và công lao con người thì không phải chỉ là lòng thương hại. Đó là một sự bắt buộc mang tính luân lý”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong bài diễn văn chuẩn bị trước của Ngài. “Đối với các Kitô Hữu, trách nhiệm thậm chí còn lớn lao hơn: đó là một giới răn. Nó không phải là việc cho người nghèo và người dân điều vốn là quyền của họ. Điểm đến hoàn cầu của sự tốt lành không phải là một kiểu nói được thấy trong huấn quyền về xã hội của Giáo Hội. Đó là một thực tại ưu tiên cho sự nghèo nàn riêng tư. Tình trạng nghèo, đặc biệt khi nó tác động lên các nguồn thiên nhiên, phải luôn luôn phục vụ nhu cầu của các dân tộc. Và những nhu cầu này không bị giới hạn trước sự tiêu thụ. Thật không đủ để chỉ để một vài giọt nước rơi bất cứ khi nào người nghèo lắc chiếc tách mà tự bản thân nó chưa bao giờ đầy tràn.

Tuy nhiên, những chương trình đặc biệt thì chưa đủ, những chương trình này cũng chẳng có khả năng để đảm bảo một trật tự thực sự công bằng và nhân bản của đời sống trong xã hội. “Các chương trình phúc lợi hướng đến những cấp bách nhất định có thể chỉ được xem là những đáp trả tạm thời”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói. “Chúng sẽ chẳng bao giờ có thể thay thế một sự bao gồm thực sự”, là điều mang lại công việc có phẩm giá, tự do, sáng tạo, có dự phần vốn đúng đắn trong việc phục vụ thiện ích chung đúng đắn.

Joseph C. Pham Theo Vatican Radio

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW