Tất cả đều mang thương tích, chỉ Chúa Giêsu và Giáo hội mới có thể chữa lành
Tất cả mọi người đều mang lấy các vết thương của tâm hồn mà chỉ một mình Chúa Giêsu có thể chữa lành và thân mình của Đức Kitô, Giáo Hội, có thể là những tác nhân của việc chữa lành ấy.
Đó là thông điệp mà ĐHY Luis Antonio Tagle của Manila nói trong suốt bài trình bày của Ngài tại Đại Hội Thế Giới về Gia Đình ở Philadelphia vào ngày 24/09 vừa qua.
“Tất cả mọi vết thương đều làm cho đau, nhưng các vết thương sẽ đau đớn và tổn thương hơn khi chúng ta nhìn thấy các thành viên trong gia đình của chúng ta đau khổ”, Ngài nói với một lượng hàng ngàn khán thính giả bao gồm nhiều người Mỹ gốc Philippines. “Các vết thương ảnh hưởng đế gia đình ngày nay thì rất nhiều, bao la và sâu thẳm”.
Những điều như các vấn đề về tài chính, mâu thuẫn công việc, loại trừ tôn giáo, phân biệt chủng tộc, bách hại, bạo hành gia đình hay lạm dụng có thể tạo nên những vết thương cho tâm hồn.
“Hãy mở đôi mắt của bạn ra. Hãy lắng nghe tiếng kêu khóc của các vết thương. Hãy nhìn những vết thương này. Hãy nhìn những thập giá của những vết thương này”, Đức Hồng Y Tagle nói với khán thính giả của Ngài.
Các vết thương mà không có người chăm sóc thì có thể làm cho người ta đắg cay hay trở nên bị xa lánh. Ngay cả khi bạn có một căn nhà lớn thì bạn vẫn có thể là “vô gia cư”, ĐHY nói, bởi vì chỉ sự hiện diện yêu thương mới có thể tạo nên một mái nhà. Để làm sáng tỏ điểm này ĐHY Tagle trích lại lời bài hát “A House Is Not A Home” (Một Căn Nhà Không Phải Là Một Mái Ấm) của Burt Bacharach trước tiếng vỗ tay của khán thính giả.
Một chiếc ghế vẫn là một chiếc ghế
Ngay cả khi không có ai ngồi trên đó
Nhưng một chiếc ghế không phải là một ngôi nhà
Và một ngôi nhà thì không phải là một mái ấm
Khi không có ai ở đó để ôm lấy bạn thật chặt,
Và không có ai ở đó để hôn bạn chúc ngủ ngon.
Một căn phòng thì vẫn là một căn phòng
Ngay cả khi chẳng có gì ở đó ngoài bóng tối;
Nhưng một căn phòng không phải là một căn nhà,
Và một căn nhà không phải là một mái ấm
Khi cả hai ta xa nhau
Và một trong hai chúng ta mang lấy con tim tổn thương.
Bây giờ và sau đó anh sẽ gọi tên em
Và bỗng dưng diện mạo em xuất hiện
Nhưng đó chỉ là một trò chơi rồ dại
Khi nó kết thúc nó kết thúc trong nước mắt.
Em yêu, hãy có trái tim,
Đừng để làm cho sai lỗi làm cho chúng ta xa nhau.
Anh không muốn sống một mình.
Khi anh lên cầu thang và mở khoá ra,
Ôi, xin hãy ở đó vẫn đang yêu thương anh.
Thông qua tác vụ của Ngài, Chúa Giêsu đã chữa lành các vết thương của người dân, bất luận là bên trong hay bên ngoài, và chúng ta phải hướng những vết thương của chúng ta cho Chúa Giêsu. Các Sách Tin Mừng cho thấy bằng chứng rõ ràng về sự kết nối ấy giữa việc loan báo nước Thiên Chúa và việc chữa lành.
“Tin mừng của triều đại của Thiên Chúa được thể hiện như việc chữa lành, chăm sóc, trợ giúp người dân, đồng hành với họ”, Ngài nói. “Khi Thiên Chúa điều hành, thì các vết thương được để ý”.
Chúa Giêsu không phân biệt trong việc chữa lành của Ngài. Ngài là một Người Sa-ma-ri-ta-nô Nhân Hậu thực sự và chữa lành người xa lạ và những người vốn là kẻ thù của Ngài. Dân của niềm tin phải bắt chước Chúa Giêsu ở cách này.
“Nếu bạn muốn chữa lành, thì bài thử là việc bạn có sẵn sàng để chữa lành ngay cả kẻ thù bị thương của bạn hay không?” ĐHY Tagle nói.
Đó là cách mà vương quốc của Thiên Chúa, vốn rất khác biệt so với vương quốc trần gian này.
Chúa Giêsu không bao giờ đầu hàng trước người mang thương tích như đã thấy rõ trong ba dụ ngôn của Tin Mừng Thánh Luca về những điều đã mất: một con cừu, một đồng xu và một người con.
Chẳng hạn, con cừu bị lạc rất có thể đã bị thương hay đau yếu. Tại sao một người mục tử lại đi sau một con cừu đau yếu?
“Con cừu, con bị thương tích và bị lạc, là của tôi. Và nếu nó không trở về nhà, thì tôi sẽ mang nó về nhà”, ĐHY Tagle nói.
Trong trường hợp người con hoang đàng, người cha cảm nhận ngôi nhà của ông không còn là một mái ấm khi con của ông không ở đó.
Nhưng Chúa Giêsu thực hiện nhiều hơn việc chữa lành các triệu chứng của các vết thương của chúng ta.
“Chúa Giêsu cứu chúng ta trong các vết thương và sự tổn thương của chúng ta”, Ngài nói. “Ngài đi vào trong tình trạng thương tích của chúng ta. Ngài trở nên giống chúng ta ngoại trừ tội lỗi”.
Trong sự khiêm hạ của Ngài, Chúa Giêsu đã bị thương và đã làm cho hoàn hảo. Ngài mang lấy những vết thương này trên thập giá. Bằng cách đó Ngài biết các vết thương của chúng ta và biến đổi chúng thành sự khải hoàn của thập giá.
Chúa Giêsu có thể biến đổi chúng ta ngang qua các thương tích của chúng ta, Ngài nói.
“Các vết thương của chúng ta sẽ làm cho chúng ta, nếu chúng ta muốn chúng thế, những địa điểm của sự hiểu biết, cảm thương, liên đới và yêu thương”, ĐHY Tagle nói.
Chúa ngang qua Giáo Hội, thân mình của Đức Kitô, thực hiện tất cả những điều này. Tất cả mọi việc chữa lành đến ngang qua Ngài và là điều tốt nhất đặt để trong một cộng đoàn – gia đình, giáo xứ, trường học, nhóm bạn – hoà cùng với người mang thương tích tìm kiếm sự chữa lành, Ngài nói.
ĐHY Tagle kết thúc bài nói của Ngài bằng việc mang lại cho người tham dự sáu đề nghị cho việc tạo nên sự chữa lành:
- Hãy đối diện với những vết thương của riêng bạn. Điều này sẽ giúp cho bạn biết cảm thương với những người khác đang bị thương tích.
- “Đừng sợ bóng tối”. Các linh hồn mang thương tích có thể sẽ ở trong những nơi bất hạnh.
- Hãy sẵn sàng để đi vào thế giới tối tăm ấy. “Các thương tích chưa bao giờ sạch cả. Chúng có thể đầy máu và thô ráp”.
- Hãy chấp nhận rằng Giáo Hội là một bệnh viện mở và “hãy sẵn sàng để đáp trả trong một hoàn cảnh khẩn cấp”.
- Hãy đi vào trong bệnh viện với niềm hy vọng. “Chúng ta không thể là những người chữa lành nếu chúng ta nhìn thất vọng”.
- Hãy sẵn sàng để thinh lặng. Đôi khi lời nói thì không đủ. Hãy cứ hiện diện.
Joseph C. Pham theo Catholicphilly.com