ĐGH Phanxicô – ‘Kinh Lạy Cha’ là nền tảng cho đời sống cầu nguyện của chúng ta
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng những lời cầu nguyện không phải là những lời ma thuật đối với người Kitô Hữu và khi chúng ta cầu nguyện “Kinh Lạy Cha” thì chúng ta cảm thấy Thiên Chúa đang nhìn vào chúng ta và lời kinh này phải là nền tảng cho đời sống cầu nguyện của chúng ta. Những lời của Ngài xuất phát trong Thánh Lễ sáng ThứNăm (16/06) được cử hành tại Nguyện Đường Santa Marta.
Chúa Giêsu luôn hướng về Chúa Cha trong những thời khắc thách đố nhất
Lấy ý từ bài đọc tin mừng trong ngày đoạn Chúa Giêsu tạy các môn đệ của Ngài cầu nguyện “Kinh Lạy Cha”, bài giảng của Đức Giáo Hoàng là một suy tư về giá trị và ý nghĩa của việc cầu nguyện trong đời sống của người Kitô Hữu. Ngài nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu luôn luôn dùng từ “Cha” trong những thời khắc quan trọng hoặc thách đố nhất của đời Ngài, nói rằng Chúa Cha “biết những điều chúng ta xin trước khi chúng ta xin Ngài”. Ngài là một Người Cha luôn lắng nghe chúng ta trong sự kín ẩn như Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện ở nơi kín đáo.
“Chính ngang qua Người Cha này mà chúng ta lãnh nhận lấy căn tính của chúng ta trong tư cách là con cái. Và khi tôi nói ‘Cha ơi’ thì điều này đi thẳng vào trong tận cội rễ của căn tính của tôi: căn tính Kitô Giáo của tôi là được là con và đây là ân sủng của Chúa Thánh Thần. Không ai có thể nói ‘Cha ơi’ mà không có ân sủng của Thần Khí. “Cha ơi” là từ mà Chúa Giêsu sử dụng trong những thời khắc quan trọng nhất: khi Ngài đầy tràn niềm vui hoặc cảm xúc: ‘Lạy Cha, con xin chúc tụng Cha vì đã mạc khải cho những kẻ bé mọn’. Hoặc khi than khóc, trước mộ của người bạn Ngài là Ladarô: ‘Lạy Cha, con xin cảm tạ Cha vì đã nghe lời con cầu nguyện’, hoặc cuối cùng, trong những thời khắc sau cùng của đời Ngài, ngay ở thời khắc sau cùng nhất”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục nhấn mạnh đến cách mà từ ‘Cha’ là một từ mà Chúa Giêsu sử dụng nhiều nhất trong những thời khắc quan trọng nhất hoặc thách đố nhất của đời Ngài. Ngài cảnh báo rằng “trừ khi chúng ta cảm thấy rằng chúng ta là con cái của Ngài, không xét đến bản thân chúng ta là con cái, thì sẽ không nói ‘Cha’, lời cầu nguyện của chúng ta là một lời cầu nguyện của dân ngoại, đó chỉ là một lời cầu nguyện toàn những lời nói.
Cầu nguyện ‘Kinh Lạy Cha’ là nền tảng của chúng ta
Cùng một cách thế, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng ‘Kinh Lạy Cha’ là nền tảng cho đời sống cầu nguyện của chúng ta. Nếu chúng ta không thể bắt đầu lời cầu nguyện của chúng ta bằng lời này, Ngài cảnh báo, thì “lời cầu nguyện của chúng ta chẳng đi tới đâu”.
“Lạy Cha”. Đó là về cảm nhận rằng Cha đang nhìn tôi, cảm nhận rằng tiếng ‘Cha’ này không phải là một sự lãng phí thời gian như những lời lải nhải của dân ngoại: đó là một tiếng gọi tới Ngài là Đấng ban cho tôi căn tính là con cái của Ngài. Đây là chiều kích của lời cầu nguyện Kitô Giáo – ‘Lạy Cha’ và chúng ta có thể cầu nguyện với hết các Thánh, Thiên Thần, chúng ta có thể đi vào các cuộc rước, cuộc hành hương… tất cả điều này là tuyệt vời nhưng chúng ta phải luôn bắt đầu (lời cầu nguyện của chúng ta) bằng ‘Kinh Lạy Cha’ và ý thức rằng chúng ta là con cái của Ngài và rằng chúng ta có một Người Cha Đấng hằng yêu thương chúng ta và Đấng biết hết mọi nhu cầu của chúng ta. Đây là chiều kích ấy”.
Hướng đến phần kế tiếp của ‘Kinh Lạy Cha’ đoạn mà Chúa Giêsu nói đến việc tha thứ cho những người “phạm lỗi với chúng ta” như Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích rằng lời cầu nguyện này truyền tải ý nghĩa về việc chúng ta là anh chị em và là một phần của một gia đình. Thay vì đối xử như Cain là người đã ghét người em của mình, Ngàin ói, thật quá quan trọng để chúng ta tha thứ, quên đi những xúc phạm đến chúng ta, thái độ lành mạnh ấy của việc nói ‘chúng ta hãy quên đi điều này’ và không bám víu vào những cảm giác oán giận, thù hận hay một lòng muốn trả thù.
Kết thúc, Đức Giáo Hoàng nói lời cầu nguyện tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể thực hiện là cầu nguyện cùng Thiên Chúa tha thứ cho mọi người và quên đi tội lỗi của họ.
“Thật tốt lành cho chúng ta đôi khi xét mình về điểm này. Đối với tôi, Thiên Chúa có phải là Cha của tôi không? Tôi có cảm thấy rằng Ngài là Cha của tôi không? Và nếu tôi không cảm thấy điều đó, thì tôi hãy xin Chúa Thánh Thần dạy tôi cảm thấy như thế. Và tôi có thể quên đi những xúc phạm không, có thể tha thứ, quên đi, và nếu không, chúng ta hãy xin Chúa Cha: ‘những người này cũng là con cái của Cha, họ đã làm một điều quá khủng khiếp với con…Cha có thể giúp con tha thứ cho họ được không?’ Chúng ta hãy thực hiện việc xét mình này và thật tốt cho chúng ta, rất tốt. ‘Lạy Cha’ và ‘chúng con’: mang lại cho chúng ta căn tính là con cái của Ngài và mang lại cho chúng ta một gia đìnhđể đồng hành trong suốt cuộc đời của chúng ta”.
Joseph C. Pham chuyển ngữ từ Vatican Radio
Nguồn: muoianhsang.com