Những sắc thái mới
Bất cứ ai đang nặng lòng với Quê Hương cũng có thể viết về những giai đoạn lịch sử tiếp theo. Xin mời Giới Trẻ Kẻ Sặt cùng tích cực tham gia chiến dịch cầm bút “Vì Tình Yêu Quê Hương”! Bài này kể như là một gợi ý viết về chủ đề ‘’Kẻ Sặt Miền Bắc Từ 1954 Đến Ngày Nay ‘’ vậy.
A. KHUNG CẢNH ĐỔI THAY
Đầu năm 2008, nhân dịp kẻ viết trở lại cố hương sau nửa thể kỷ xa cách, những thay đổi hay là nhiều sắc thái mới về phương diện địa lý được ghi nhận như sau:
Quốc lột số 5 từ Hà Nội qua Hải Dương đến Hải Phòng xưa chỉ đủ cho hai xe hơi đi cùng hay ngược chiều; thì nay đã trở thành đường cao tốc hai chiều, mỗi bên có ba len, thêm một len riêng cho xe đạp và xe máy. Ngã ba nay là Ngã tư Quán Gỏi là một cầu vượt để rẽ vòng vào KÈ Sặt hay đi Cẩm Giàng.
Từ ngã ba Quán Gỏi vào Kẻ Sặt, ngay phía trái, người ta thấy có một công ty thực phẩm gia súc của Mỹ đề là ‘’American Feed Company’’ với cờ Sọc Sao Trắng và cờ Đỏ Sao Vàng phất phới bay trong gió. Quả thật là thời kỳ hội nhập vào WTO, nên chẳng còn thù, mà chỉ là bạn!
Từ Quán Gỏi về Cầu Sắt xưa hai bên là đồng ruộng, nhưng nay đều là nhà cửa, buôn bán tấp nập. Từ Cầu Sắt, ngoài ngả đường cũ dẫn vào Phố Sặt, nay đã có một con đường nhựa mới rộng rãi chạy thẳng sang Cầu Tranh, ngoài đường đá cũ, bọc qua Khu Nhà Phước, băng trên những cánh đồng, cắt ngang đê Đằng Bùi. Cánh đồng Đằng Vối và Đằng Bùi xưa rất thôn dã mà nay lại có những nhà máy ngoại quốc., có cả xe cơ giới đang làm việc trên Đê Ông Bống.
Đền Thánh Vicentê ở góc ngã tư Cầu Xộp xưa nay cũng chẳng còn. Bây giờ chỉ là một xóm nhà của cư dân từ đâu tới. Cầu Xộp ngày nay là một khu vực nối dài từ phố Sặt cũ ra. Từ Cầu Xộp trở đi nay là một đường nhựa rộng rãi chạy thẳng xuống Phủ Bình. Đây là Đường 20. Nhiều khu nhà máy do nước ngoài đầu tư đã và đang mọc lên.
Ngày nay, từ trong làng ra ngoài phố, tình trạng xây cất đang nở rộ lên và rất tuỳ tiện. Nhiều ao cá đã bị lấp đi, mà lấp toàn bằng cát, trên đó xuất hiện những công trình kiến trúc như: nhà ở, cơ sở và trường học.
Trong các ngõ xóm, xen lẫn với những căn nhà thấp lè tè lại có những ngôi nhà cao tầng ngất nghểu nổi lên một cách thiếu hài hòa. Điều đó cho thấy trong thời kỳ đổi mới, khá nhiều người đã ăn nên làm ra, cùng với tầng lớp viên chức có thế và có cơ hội tư hữu, khác hẳn thời kỳ bao cấp trong chiến tranh… Ngày nay không còn cái cảnh:
‘’Hôm nay trời lại mưa phùn,
Đường em đi học lầy bùn khổ chưa’’.
Mọi đường ngõ xưa từng lát gạch nghiêng hoặc chỉ là nền đất lầy lội nay đều đã được láng xi măng cả, tuy vẫn còn những con đường ngoằn nghoèo. Đặc biệt ở cả ba khu Thượng, Trung, Hạ chẳng còn thấy một mái tranh nào nữa, mà đều là những mái ngói. Tuy nhiên, nhiều bức tường cũ thì đều rêu phong hoặc bị soi mòn và phủ lớp muối diêm.
Trong làng, chỉ còn thấy thưa thớt những ông gìà bà cả ở lại vì vẫn gắn bó với ngôi nhà xưa thửa vườn cũ; còn giới trẻ bây giờ đều thi đua ra phố hoặc những khu tân lập để làm ăn, phát triển, và xem ra đều khá cả.
Điều sót sa ấy là cư dân Kẻ Sặt ngày nay không còn đồng nhất nữa. Có nhiều người từ đâu tới cùng chung sống giữa những gia đình thuần tuý gốc Sặt. Các nhà rộng rãi với sân phơi lúa như thể một bãi bóng đã di cư vào Nam, nay trở thành cả một chòm xóm của nhiều hộ, sân ngăn ra làm những lối đi mới.
Không nói gì ở ngoài Phố, ngay trong làng mà nay cũng có cửa hàng bán đồ cúng kiêng như vàng mã; thì còn đâu là tính toàn tòng như xưa kia nữa? Kẻ Sặt đang dần dà trở thành một cộng đồng đa văn hóa. Nhưng dù sao thì người gốc Sặt vẫn là số đông, và nhiều truyền thống tốt đẹp còn được bảo tồn.
Điếm Khu Trung không còn hình dáng trước đây, mà đã được xây lại theo một kiểu tân cổ giao duyên khác, nhưng vẫn giữ niên đại cũ 1937.
Ao Rùa đã bị lấp đi mất rồi. Đây là kế hoạch của giới chức nắm quyền quản lý, để chia lô bán cho dân cư. Con rùa đá trên bờ cũng bị đập cụt mất đầu! Kế hoạch bán ao chưa thể thực hiện được, vì cả ban quản trị cũ có chủ trương đều đã bị bay chức. Và nhiều lời bàn loạn về những dấu chỉ rằng thế đất Rùa đã bị ‘’động’’, đang được trao đổi vào những lúc tửu hậu trà dư…
Tương tự như tình trạng nêu trên của Ao Rùa, Ao Đình ở xéo trước Đình Làng nay cũng đã bị lấp đi mất. Còn cái Giếng Đình đối diện với Đình Làng thì chưa hay nói đúng hơn là không dám lấp đi nữa, vì cứ theo nhiều câu truyện xưa nay thì đây là cái giếng rất linh thiêng với những hiện tượng kỳ quái phi thường từng và vẫn đang xẩy ra…Tuy nhiên bờ tường giếng thì bỏ hoang phế và mặt hồ chỉ đầy những bèo tây:
Ao Chạ sau Đình cũng đang hẹp lại. Bờ ao cạnh đường đá sang Cầu Tranh đã bị lấn và một dẫy phố mới mọc lên.
Đền Thánh Camêlô với phong cảnh nên thơ, xưa từng là nơi cưu mang những người vô gia cư, nay trở thành một nghĩa trang liệt sĩ địa phương.
Ngay trên Nấm Thiêng hay Nấm Kim Cương xưa gần
Cũng tương tự như thế, Trường Công, Trường Ga xưa, vườn hoa Con Cóc chẳng có dấu vết gì còn lại. Phố Sặt vẫn còn nhiều cửa hiệu cũ, thêm những cửa hiệu mớI, với những kiểu cách cao tầng thái quá. Những con đường xưa ở Ngã Năm cũ nay đều là những dãy phố, với cửa tiệm hai bên san sát. Thị trấn Kẻ Sặt đã được mở rộng rất nhiều, thậm chí có cả Ngã Năm mới.
Chợ Sặt nay đã bị thu hẹp lại khá nhiều vì mất ba mặt chợ là ba dãy nhà phố. Nhưng cảnh mua bán vẫn tấp nập như xưa,và không ngừng thu hút dân chúng từ các vùng xung quanh đến.
Chợ tết Mậu Tý ở phố Sặt thật vô cùng tấp nập và nhộn nhịp với biển người, xe cộ và rừng hàng hóa từ hạ cám đến thượng vàng. Đặc biệt chợ hoa thì tưng bừng, nhất là hoa đào, hình ảnh ấn tượng của tết Miền Bắc. Cũng không thể quên được cái rét cắt da là đặc điểm của mùa đông cố hương từ xa xưa.
Bến bè thì hoang vắng, rác rến ngập cả lên. Bây giờ người ta chở gỗ nứa bằng xe hơi. Nhiều doanh nhân trẻ ra đời, buôn bán Bắc
Xung quanh làng không còn những con cừ và luỹ tre xanh bao bọc nữa; có chăng chỉ là mấy khóm tre đơn độc mọc rải rác đó đây. Duy chỉ còn đoạn cừ ở cánh đồng Đằng Bùi chạy tới cánh đồng Đình Trong mà thôi.
Con đường đá xưa ở sau huyện chạy qua Khu Thượng và Đình Làng sang Cầu Tranh, nay là một dãy phố mới. Ruộng và ao đều bị lấp đi. Từ ngoài phố vào trong làng không còn cảm thấy xa xôi như trước nữa. Hẳn là không gian và thời gian vật lý đã thay đổi bởi không gian và thời gian tâm lý của con người.
Cũng chẳng thấy một cái cổng làng hay cổng ngõ nào còn lại. Làng quê đang tiến dần tới thời kỳ đô thị hóa. Dấu vết Cầu Vồng nay chỉ là một cái cống nước nhỏ. Đoạn cừ và nhánh sông xưa đã bị lấp đi rồi.
Cái giếng bên cạnh Điếm Khu Thượng không còn nữa, nay là một tượng đài Thánh Gia rất mỹ thuật, với hàng rào sắt xung quanh. Cũng vậy, ao sen đằng trước Điếm Khu Hạ nay lại xuất hiện một núi đá nhân tạo là Hang Lộ Đức, với những cây si bao phủ lên như một hòn non bộ lớn.
Thánh đường chính đã được đại tu vào dịp đón mừng năm thánh 2000. Nhưng rất tiếc tường lại quét vôi vàng là ‘’mầu cơ quan nhà nước’’, khiến cho mất đi nét cổ kính xưa, lại bị loang lở mau chóng. Mấy gian nhà dẫy gần tháp chuông bên phải tính từ ao lấp nhìn lên đã phá bỏ, để được thay thế bằng
ngọn núi Đức Mẹ Sầu Bi. Công trường nhà thờ được mở rộng hơn, có tường hoa bao quanh cả sân ao lấp. Đầu nhà thờ lại xây một nhà giáo lý đồ sộ cao 3 tầng, cao hơn cả mái thánh đường, khiến làm mất cả cảnh quan nguy nga của thánh đường đi!
Đền thánh An Tôn cũ đã phá bỏ hoàn toàn, và một ngôi đền mới với lối kiến trúc cổ điển tây phương (gothique), mà khi trông thấy thì lòng trí như được nâng lên. Từ xa xưa Đền Thánh An Tôn vốn là trung tâm phụng vụ của Họ An Quý, thuộc Giáo Xứ Kẻ Sặt, nhưng bây giờ đã trở thành Giáo Xứ An Quý độc lập, với sinh hoạt sốt sáng, đông đảo, thu hút cả những người bên lương.
A. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT
Cũng như đời sống của bà con Kẻ Sặt Miền
Nhiều gia đình xây cất được nhà cửa khang trang, cao ráo và tiện nghi hơn. Hầu hết phòng vệ sinh đã được tân trang theo kiểu mới khá sạch sẽ. Giấy cuộn, giấy bọc lau tay đều được dùng rộng rãi, tuy phẩm chất chưa cao. Tất cả những yếu tố đó đã chứng tỏ được nét văn minh tiến bộ trong đời sống.
Phòng khách cũng có bàn ghế salon gụ hay tân thời. Một số nhà vẫn còn trường kỷ, sập trạm, tủ khảm, câu đối và hoành phi cổ kính. Nhiều sân trước còn thấy những cây cảnh được uốn nắn khéo léo với hòn non bộ. Một điều không thể quên ấy là Sặt Bắc ngày nay rất ít muỗi và ruồi. Nếu lại ở trên gác cao nữa thì chẳng thấy con nào!
Đa số nhà đều có đủ các tiện nghi gia dụng phổ thông như: truyền hình, quạt máy, lò sưởi, bếp gas, tủ lạnh, máy giặt, lò vi ba (microwave), giường nệm, điện thoại liên lạc địa phương, trong nước và quốc tế. Các bà bán hàng ở chợ cũng dùng cả cell phone hay mobil telephone, gọi tắt là ‘’di động’’:
‘’A lô, bố nó chở thêm thịt ra chợ nhá!’’ – ‘’Thì đang đi đây’’ – ‘’ Ô Kê’’.
Trẻ em bây giờ không còn phải nặn đất sét nữa, mà lại có những đồ chơi điện tử hiện đại, cả trên màn ảnh máy vi tính thời thượng.
Cũng như ở Miền
Xe hơi và xe gắn máy có thể nói là còn nhiều hơn cả xe đạp nữa. Nhưng chẳng mắy ai tôn trọng luật lưu thông an toàn, nên tai nạn cứ xẩy ra thường xuyên. Lái xe ở Mỹ với tốc độ 120 cây số một giờ mà về đây cũng chịu thua luôn.
Các cửa hiệu có đầy đủ mọi mặt hàng máy móc điện tử hiện đại như ở Hoa Kỳ. Có xe buýt chạy mỗi 15 phút một chuyến đi Hà NộI, Hải Dương và Hải Phòng.
Khắp ngõ xóm nay đầy rẫy những mỹ viện với bảng hiệu bằng tiếng Anh; nào Beauty Salon hoặc Hair and Nail, và cả những quán Café Karaoke, Café Internet. Có cả dịch vụ bảo hiểm của hãng Prudential Anh Quốc nữa.
Thịt cầy vẫn là món khoái khẩu, lại có bia Hà Nội nữa thì… không chê vào đâu được. Về giải trí mà cũng là đỏ đen thì chắn và tổ tôm vẫn thịnh hành, nhất là vào dịp tết.
Khi có việc hiếu, hỷ, nhiều nhà không cần phải bác rạp hay làm cỗ phức tạp nữa vì nay đã có những dịch vụ đảm trách.
Bà con cho biết: ‘’Ở Sặt Bắc bây giờ cái gì cũng có cả, chỉ trừ… quán bia ôm thôi’’. Câu nói vui mà rất thật và đáng mừng, vì chứng tỏ truyền thống đạo đức vẫn còn nguyên vẹn giá trị nhân bản và đức tin công giáo.
Nông nghiệp tuy không còn phát triển như thời xa xưa, nhưng cũng không phải túng thiếu hay gò bó như thời bao cấp và hợp tác xã nữa. Một số nhà chăn nuôi gia súc đủ cho nhu cầu địa phương, trồng mầu, trồng rau vừa phải trong vườn hay ngoài ruộng; hoặc cầy cấy vài ba sào lúa đủ tự túc về lương thực. Công việc nhà nông ngày nay không lấy gì làm vất vả lắm. Kỹ thuật trồng lúa đơn giản và nhanh chóng với giống lúa ngắn ngày. Chỉ cần một khoảng sân hay nhờ một chỗ trống nơi công trường nhà thờ, trải một lớp bùn và gieo thóc giống lên…
Trong những thập niên trước đây, ở Sặt Nam, nhiều gia đình có con em vượt biên, rồi đến những đợt di dân, bảo lãnh hay tị nạn chính trị tại Mỹ Châu, Úc Châu. Ngày nay, ở Sặt Bắc nhiều gia đình cũng có con em đi xuất khẩu lao động tại các nước Đông Âu, kể cả những nước Á Châu. Mặc dầu với điều kiện, với ‘’thủ tục đầu tiên’’ tới hàng chục, có khi là hàng trăm triệu đồng, nhưng sau những tiêu cực đó vẫn đem lại những tích cực và lợi ích. Thực vậy, các gia đình này đều có được cuộc sống cao hơn và rất khá giả vì thân nhân đang là ‘’kiều bào’’ ở nước ngoài. Dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union cũng có văn phòng ngay ở phố Sặt. Dù với tính chất nào, sự kiện tha phương còn là một cách đầu tư hữu ích cho đất nước và quê hương hiện tại cũng như tương lai.
C. ĐỜI SỐNG TINH THẦN
Ngoài những vật đổi sao rời theo thời gian và thời thế, và vượt trên cả đời sống tiến bộ, như tường thuật ở những dòng trên, có những sắc thái về đời sống tình cảm, tâm linh, tinh thần của bà con Kẻ Sặt Miền Bắc ngày nay rất đáng trân trọng và được ghi nhận với những nét son.
Đó là Tình Người không hề thay đổi mà còn đậm đà hơn. Tình Người ở đây bao gồm tình nghĩa gia đình, gia tộc và đồng hương. Từ người thân đến người sơ, mỗi khi gặp nhau thì nỗi vui mừng thể hiện rõ nét trên khuôn mặt rạng ngời, nhất là sau bao nhiêu năm trời xa cách. Nhiều trẻ em thấy ai có vẻ từ xa tới thì cũng chào hỏi lễ phép thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ khi hỏi thăm.
Có những người anh chị em tuy chưa hề bao giờ gặp nhau, mặc dầu đã đều bước vào tuổi năm, sáu mươi cả rồi, vì tình trạng Nam Bắc chia đôi, nhưng vẫn nghe nói là có liên hệ huyết thống, nay mới được tận mắt nhìn thấy nhau, thì cũng cùng tỏ hiện rõ tình thân quý mến, thiêng liêng… Phụ nữ Sặt Bắc vẫn duyên dáng, đảm đang và khéo nói.
Lòng yêu mến còn được cụ thể hóa bằng những câu truyện tự nhiên, việc đón tiếp nồng hậu ân cần, đến nhà thăm hỏi, uống trà, hút thuốc và lời khẩn khoản dùng cơm… Tiếc rằng thời gian hạn hẹp nên không thể đáp lại cho trọn vẹn, và cứ cảm khái mãi trong lòng.
Đêm giao thừa tết Mậu Tý 2008 tại nhà thờ chính trong làng, bộ chuông vĩ đại Đồ Mi Sol từ hai cây tháp bên đã rền vang lên Hợp Âm Đô Trưởng (Accord Parfait Do Majeur), êm ái và rộn ràng làm rung động tâm hồn, không một thứ nhạc khí nào sánh bằng. Thánh lễ được ghi nhận khá đông đảo, mặc dầu những hàng ghế phía dưới vẫn còn trống, vì lẽ số lượng giáo dân hẳn nhiên không còn được như trước, và nay một số đáng kể ngoài Phố lại gia nhập giáo xứ mới An Quý.
Nghi thức Vaticanô II đã được áp dụng đồng đều như toàn quốc và hải ngoại. Lời kinh sốt sáng, tiếng ca hài hòa, hái lộc Lời Chúa nhiệt thành. Xin tạ ơn Đức Mẹ Mân Côi, Đấng Bổn Mạng của Giáo Xứ Mẹ vẫn không ngừng chăm sóc đời sống đạo của những người còn lại và những thế hệ mới tiếp theo.
Đời sống đức tin ở đây đã từng trải qua những giai đoạn thầm lặng và khó khăn nhưng vẫn sốt sáng; bởi điều kiện lịch sử cũng như do chính sách xã hội tạo nên. Đến bây giờ cũng còn những dư vị đó, vì những lẽ phức tạp và tế nhị vẫn tồn tại, có khi lại vì quyền lợi theo chính sách nữa… Trong số bà con anh em và bạn hữu tuy là giáo dân, nhưng cũng đã có một thời trở thành đảng viên… Cho nên nhiều người tín hữu đã và vẫn có sự chọn lựa là: Sống đạo trong nội tâm, nói cách khác đó là Đạo Tại Tâm hay Tâm Đạo!
Thực trạng như thế có hai khía cạnh: Một là sự chọn lựa đó của giáo dân quả là khôn ngoan và tất nhiên. Mong sao chỉ ở trong trường hợp bất khả kháng, và nhất thời mà thôi. Hai là nếu cứ thế mà sống đạo mãi thì lại đơn giản hóa đạo đi. Theo lời Thánh Giacôbê Tông Đồ thì: ‘’Đức tin không việc làm là đức tin chết’’ (Gc 2.17). Vì lẽ có đầy thì mới tràn, hiện tượng ‘’tràn’’ là những việc hành đạo hữu hình tự nhiên, để diễn tả niềm tin vô hình siêu nhiên. Phúc Âm cũng có Lời rằng: ‘’Được lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích gì ?’’ (Mc 8.36). Và rằng: ’’Người ta sống không nguyên bằng cơm bánh, nhưng còn sống bởi Lời do miệng Thiên Chúa phán ra’’ (Mt 4.4). Lời ở đây hẳn là những giá trị tinh thần và tâm linh vậy.
Vả lại, nay nhiều người cũng đã tự ra khỏi hay bị khai trừ, mà chẳng còn liên hệ gì với đảng nữa. Với thời kỳ cởi mở và hội nhập này, thời kỳ mà tư duy và ý thức đã đổi mới, bầu khí sinh hoạt tôn giáo, nói riêng ở Sặt Bắc, cũng đã được cải thiện rất nhiều. Hai lãnh địa Nhà Chung và Nhà Phước tuy khá rộng rãi mênh mông, nhưng chưa bao giờ bị trưng dụng cả. Các hội đoàn công giáo tiến hành lại có những sinh hoạt hầu như bình thường. Xin tạ ơn Chúa hằng cho sau cơn mưa, thì trời lại sáng. Xét cho cùng, những viên chức đương quyền cũng đều là những anh chị em con cháu cả, mà cơ bản vẫn là hiền thục và hiền lương. Như thế thì Dân Tộc lại vui vầy hòa hợp, Đất Nước đầy triển vọng tiến lên!
Nguyên nhân khác khiến cho những giáo dân có ý thức đã phải chọn lựa Đạo Tại Tâm cũng còn do chính một vài mục tử gây nên. Có vị rất đạo hạnh, gương mẫu và trình độ, như vị đương nhiệm. Nhưng đáng tiếc lại từng có vị ’’xây’’ thì ít mà ‘’cất’’ lại nhiều, tài vật thiếu công khai, tự quản trị ngân quỹ do bá tánh trong và ngoài nước đóng góp, xa rời đàn chiên, chỉ thân với những chiên béo, hưởng thụ vật chất bằng những tiện nghi hiện đại. Ngoài ra, còn hay được những trùm, trưởng cứ bày vẽ lai rai nữa, thì nào có khác chi người đời, và tránh sao khỏi những cám dỗ thế gian? Nhiều khi giáo dân cũng làm hư cả mục tử đi!
Một bà Anna kêu ca: ‘’Gớm hội đoàn gì mà chỉ thấy cha kêu đóng góp thôi’’. Một ông trương phàn nàn: ‘’ Vừa đi nước ngoài về đã mua ngay một cái ô tô mới toanh’’. Một giáo dân phát biểu: ‘’Giảng Lời Chúa mà cứ nói những gì ở đâu thôi’’ v.v..và v.v…
Mục tử chẳng thể hiện đời sống khó nghèo, không có thiện chí còn thiếu cả khả năng thực thi sứ vụ cao quý của mình, thì làm sao có thể lãnh đạo tinh thần giáo dân, nâng cao đời sống đức tin của họ lên, mới khiến có người đành bỏ cả thánh đường mà chỉ còn thờ Chúa trong lòng thôi?
Đúng như lời nói thẳng và nói thực của các cụ ta từng than rằng: ‘’Đã hàng mấy trăm năm rồi, mà Đạo vẫn chưa ra khỏi Cầu Sắt, cũng chẳng tới được Cầu Tranh!’’ Đây là nỗi bức xúc trong Giáo Hội mà các vị ở trong trường hợp đó cần khẩn cấp tự kiểm về thiên chức của mình. Ngay cả việc đào tạo từ chủng viện cũng mong được quan tâm xét lại.
Nói như thế không hề là đả phá, nhưng chỉ vì thiện chí xây dựng, để buồn phiền giây lát và xin hãy cùng cầu nguyện cho các ngài được xứng đáng với ơn gọi hơn. Sự thật có thể là phũ phàng. Trung ngôn thì nghịch nhĩ. Nhưng thuốc có đắng mới đã được tật. Hơn nữa, Lời Chúa cũng từng khẳng định; ‘’Chính Sự Thật sẽ giải thoát anh em’’.
Thôi thì hãy bàn tiếp những điểm tích cực:
Truyền thống ngắm nguyện Mùa Chay vẫn còn duy trì bền vững. Nhiều giọng ngắm đã được thâu vào CD và gửi cả ra hải ngoại nữa. Quả thực, giọng ngắm đứng và than quyển địa phận Hải Phòng, đúng ra là giáo xứ Kẻ Sặt, vẫn là giọng hay số 1. Đó là một giai điệu theo Ngũ Cung Đông Phương, khi chuyển sang Thất Cung Tây Phương thì tương đương với âm giai La Thứ (La Mineur), nghe man mác buồn thương.
Trong việc nguyện giỗ, thay vì đọc kinh Phục Rĩ bằng Hán Văn như thời xưa, bà con bây giờ đọc kinh đó bằng Việt Ngữ, với lời thơ lục bát và cung điệu vô cùng thiết tha.
Song song với tình hình khả quan đó, về những phát biểu chính trị, xem ra bà con ngoài Bắc có vẻ thoải mái và ‘’mạnh miệng’’ hơn trong
Lý do sâu xa là hầu như gia đình nào cũng có người thân từng góp công của máu xương trong cuộc chiến trước đây !
Trên phương diện văn hóa cũng có những triển vọng đáng phấn khởi. Ngoài những cấp 1, 2 và 3 ngay tại địa phương, một số con em cũng đang theo cấp đại học tại Hà Nội và không ít người đang làm việc ở các cơ quan công quyền, kể cả là giảng sư đại học và đại biểu quốc hội. (Dù nghĩ theo quan điểm nào thì cũng đáng ghi nhận). Trong khi đó, do sáng kiến của những bậc phụ huynh thiện chí, hiện có 2 quỹ khuyến học thuộc gia tộc và cộng đồng, để cổ vũ và khích lệ tính hiếu học, vì lợi ích của bản thân giới trẻ và tương lai làng xứ.
Như đã tường thuật trong mục ‘’Khung Cảnh Đổi Thay’’ ở trên, do xu thế phát triển nên nhiều khu đất hoang kể cả ruộng vườn, trong đó có những ruộng táng mả, nay đã và đương trở thành những con đường mới, những khu nhà ở tân lập. Việc rời những ngôi mộ cũ về nghĩa địa chung có khi thì dễ dàng, nhưng nhiều lúc lại khó khăn.
Dễ dàng nếu gặp ngôi mộ còn nấm đất rõ ràng, dù không có bia theo lối chôn cất xưa, nhưng chiếu theo gia phả hay trí nhớ của những người còn lại. Khó khăn vì đã lâu đời, nên nhiều nấm mộ đã mòn lở đi, trở nên bằng phẳng với mặt ruộng. Vì không còn tìm thấy nên cứ xây nhà lên. Và rất nhiều trường hợp kỳ lạ đã xẩy ra… Tệ hại như căn nhà ở đó không có được sự bình an, làm ăn cứ lụn bại. Khả quan hơn thì người ở trong những căn nhà đó được báo mộng cho biết còn di cốt, nên lại phải đào xới để trân trọng đem đi cải táng.
Phong trào tìm di cốt hiện nay khá sôi nổi là việc nhờ các thầy cúng là những người có khả năng ngoại cảm đặc biệt giúp. Những người độc đáo đó có khi đến tận nơi mà bảo cho biết ở chỗ nào, thậm chí chỉ hướng dẫn qua điện thoại mà thôi. Theo những lời kể thì đều rất chính xác và có hiệu quả. Sự kiện này quả đã hiển nhiên đặt ra hai vấn đề về lý luận và niềm tin:
Lý luận duy vật và triết học hiện sinh quan niệm rằng chết là hết. Con người trong vũ trụ này chỉ là vật chất, chỉ có thân xác, không có cái gọi là linh hồn. Cho nên tâm linh hay tôn giáo, thiên đàng, địa ngục chỉ là những sản phẩm của trí tưởng tượng mà giai cấp tư sản đặt ra …
Tuy nhiên trong thực tế khách quan, vẫn có nhiều hiện tượng phi thường diễn ra trên thế giới này, nói riêng như những sự kiện mồ mả đầy tính thời sự nêu trên… Vì thế cho nên không thể loại trừ những suy tư duy tâm hay niềm tin tôn giáo.
Niềm tin ấy cho rằng chết không phải là hết, chết là sự sống thay đổi chứ không mất đi. Và rằng con người ngoài thân xác hữu hình, mỏng ròn và hữu hạn vẫn còn một phần vô hình, vững chắc và vĩnh viễn gọi là linh hồn.
Triết gia Hy Lạp Socrate nói ‘’Là người ai cũng phải chết’’. Đó là quy luật tất yếu của trời đất. Nhưng hồn thiêng thì bất tử. Bất tử nghĩa là vẫn tồn tại và không xa cách với những người còn tại thế, nhất là những người thân yêu. Thi hào Nguyễn Du bảo: ‘’Thác là thể phách, còn là tinh anh’’. Tuy nhiên, tình trạng bất biến và gần cận đó chỉ là thinh lặng và trong giới hạn thời gian nào đó mà thôi.
Không Tử viết trong sách Lễ Ký: ‘’Tử tất quy thổ, cốt nhục tệ ư hạ, âm vi dã thổ, kỳ khí phát dương ư thượng vi chiêu minh’’. Đại ý: Chết là thân xác trở về với cát bụi, còn phần linh thiêng lại lên tới chỗ sáng rõ trong vũ trụ. Vì thế mà người đã chết vẫn thường liên lạc được với người còn sống qua hình thức hiện hình hay báo mộng. Đó là lẽ tâm linh tương thông, và thường chỉ tương thông cho những người có tâm hồn tốt lành.
Tin hay không là tuỳ ý mỗi người, vì ai cũng có quyền tự do tư tưởng. Nhưng thực tế khách quan vẫn là sự thật hiển nhiên.
Quả thực là một cuộc trở về vô cùng ý nghĩa và hết sức giá trị. Tuy nhiên, chỉ vỏn vẹn trong mười hai ngày, nên những nhận xét trên hẳn còn chưa đầy đủ lắm. ‘’Thánh nhân bất tự mãn túc’’, mong những vị ở nhà bổ khuyết cho, để những thông tin trên được trung thực hơn.
Dù cho xa cách muôn trùng,
Nhưng tâm tư mãi không ngừng hoài mong.