Bánh Thiên Đàng
CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA B – 07/06/2015
Tin Mừng: Mc 14, 12-16. 22-26
Ngày thứ nhất trong tuần lễ ăn bánh không men là ngày giết chiên mừng lễ Vượt Qua, các môn đệ thưa Chúa Giêsu rằng: "Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua tại đâu?" Người liền sai hai môn đệ đi và dặn rằng: "Các con hãy vào thành, và nếu gặp một người mang vò nước thì hãy đi theo người đó. Hễ người ấy vào nhà nào thì các con hãy nói với chủ nhà rằng: Thầy sai chúng tôi hỏi: 'Căn phòng Ta sẽ ăn Lễ Vượt Qua với các môn đệ ở đâu?' Và chủ nhà sẽ chỉ cho các con một căn phòng rộng rãi dọn sẵn sàng và các con hãy sửa soạn cho chúng ta ở đó". Hai môn đệ đi vào thành và thấy mọi sự như Người đã bảo và hai ông dọn Lễ Vượt Qua.
Ðang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: "Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta". Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: "Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người. Ta bảo thật các con: Ta sẽ chẳng còn uống rượu nho này nữa cho đến ngày Ta sẽ uống rượu mới trong nước Thiên Chúa". Sau khi hát Thánh Vịnh, Thầy trò đi lên núi Cây Dầu.
Đôi khi tôi thấy bản thân mình đang ở trong một hàng ngũ những người xa lạ, bước ra giữa lối đi của nhà thờ, và tôi quên mất rằng tôi đang đứng cùng với gia đình của tôi trên con đường đi về quê trời mà sẽ dự phần vào mình và máu Đức Kitô được ban một lần cho mọi thời gian cho ơn cứu độ cho thế giới. Có lẽ bạn đang đi cùng tôi trong hàng giữa nhà thờ với tôi?
Bản chất hy tế của Thánh Thể thì rõ ràng từ những lời nói và việc làm của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly, nhưng nghe đi nghe lại những lời thiết lập có thể trở thành một phần của tính cách học thuộc lòng làm nhạt nhoà đi ý nghĩa trao ban sự sống của những lời này. Trong những lời của Tin Mừng Mác-cô, Ðang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: "Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta". Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: "Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người’”.
Bối cảnh hy tế chính cho Buổi Tiệc Ly xuất phát từ Lễ Vượt Qua mà trong đó bữa ăn được sắp đặt, nhưng việc trao ban mình và máu của Chúa Giêsu vì “nhiều người” – đó là, cho hết mọi người – lại mang lấy và tái diễn nghĩa nhiều hơn nữa về hình ảnh hy tế của Cựu Ước. Bánh mà Ngài bẻ ra là một dấu chỉ của thân xác Ngài, là điều mà Ngài sẽ trao ban trong sự chết, bánh thật của sự hiện diện. “Máu giao ước” chia sẻ trong hình ảnh của buổi kỷ niệm vui trong Xuất Hành mà trong đó Môsê đã rải máu trên toàn tân Israel như một dấu chỉ của sự vâng phục của họ với giao ước. Cụm từ “đổ ra cho nhiều người” cuốn hút chúng ta một cách vững vàng đến Người Tôi Trung Đau Khổ trong Isaiah 53:12, Người đổ chính bản thân Ngài ra như một sự đền các tội của người dân.
Những thực tại hy tế này không trái nghịch với Bữa Tiệc Ly. Chúng là một phần nhất quán của những việc làm của Chúa Giêsu, là những việc mà Ngài giải nghĩa cho các tông đồ của Ngài trước khi chịu nạn. Nhưng vì những sự hiểu biết này giữ vị trí quan trọng, nên các Kitô Hữu tiên khởi đã phải chiêm niệm và suy tư về điều mà Chúa Giêsu đã làm và việc tiếp tục đời sống của giáo hội có ý nghĩa gì.
Tác giả của Thư Gửi Tín Hữu Do Thái đã biến điều ấy thành sứ mệnh của ông để triển khai và phân tích điều đã xảy ra ở trên Đồi Can-vê dưới ánh sáng của hệ thống hy tế của người Do Thái. Trước hết, Thư Do Thái giải thích rằng Chúa Giêsu không chỉ là lễ hy sinh vì tội lỗi của thế gian mà còn là vị thượng tế hoàn hảo. Thứ hai, vị thượng tế hoàn hảo “qua nhà tạm rộng rãi và hoàn hảo hơn, không phải do tay người phàm xây dựng, nghĩa là không thuộc về trần gian này, cũng không nhờ máu dê bò, nhưng nhờ chính máu của Người mà vào Cung Thánh chỉ một lần và đem lại ơn cứu độ muôn đời”. Thứ ba, ngang qua việc trao ban chính bản thân Ngài như là hy tế hoàn hảo, Chúa Giêsu “là trung gian của Tân Ước, vì nhờ sự chết của Người để cứu chuộc tội phạm dưới thời Cựu Ước, mà những kẻ được kêu gọi, đến lãnh lấy gia nghiệp đời đời đã hứa cho họ”.
Joachim Jeremias viết trong Những Lời Thánh Thể, “Nếu, ngay sau những lời của Ngài về bánh và ngay sau những lời của Ngài về rượu, Chúa Giêsu trao ban cùng một thứ bánh và rượu cho các môn đệ của Ngài, thì hành động này có ý việc trao ban của Ngài cho họ một sự chia sẻ, bằng việc ăn và uống của họ, vào trong năng quyền trù bị của sự chết của Ngài”. Và năng nguyền trù bị ấy có mục tiêu cuối cùng là sự sống đời đời cùng Chúa Giêsu. Nhưng năng quyền ấy không chỉ dành cho những người đồng bàn với Chúa Giêsu và ăn bánh và uống rượu cùng với Ngài là những người có khả năng thông phần vào năng quyền trù bị của hy tế của Chúa Giêsu; Chúa Giêsu mở ra một con đường cho hết mọi người để cùng thông phần sự sống đời đời.
Thánh Thể làm viên mãn hệ thống hiến tế và mang lại cho chúng ta khả năng thông phần vào năng quyền của cái chết trù bị của Đức Kitô ở đây và bây giờ, nhưng nó cũng còn chuẩn bị cho chúng ta sự thừa hưởng đời đời. Cùng với toàn thể gia đình của Thiên Chúa, chúng ta sẽ cùng dự bàn tiệc Messia. Chúa Giêsu nói với chúng ta “Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Ápraham, Ixaác và Giacóp trong Nước Trời” (Mt 8:11). Chỉ có bánh thiêng đàng thật, vị thượng tế hoàn hảo, mới có thể trao ban chính bản thân Ngài một lần cho hết mọi người và vì thế dọn đường cho chúng ta đi vào Đền Thờ không được làm bởi tay người phàm. Vì thế bước đi cùng với niềm vui hướng về Đền Thờ được chuẩn bị cho chúng ta đến muôn đời, như chúng ta chuẩn bị nếm trước bàn tiệc vĩnh cửu.
John W. Martens là một giáo sư liên kết về bộ môn Thần Học tại Đại Học Thánh Toma, St. Paul, Minn.
Joseph C. Pham chuyển ngữ từ Tạp Chí America Magazine, số ra ngày 25/05 – 01/06/2015 Q. 212, No.18
Nguồn: chanlytinhyeu.com