Cha Cantalamessa – Bài giảng Thứ I Mùa Chay 2015
Trong bài suy niệm thứ nhất Mùa Chay này, tôi muốn tận dụng thời gian vắng mặt của Đức Thánh Cha, để đưa ra một suy tư về Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng (Evangelii gaudium) của Ngài, là điều mà tôi không dám thực hiện khi Ngài có mặt. Rõ ràng, đây không phải là một nhận định có tính hệ thống, nhưng chỉ là một suy tư cùng nhau để tận dụng những điểm rất chuẩn mực của Ngài.
1. Cuộc gặp gỡ riêng với Chúa Giêsu Nadarét
Được viết vào cuối kỳ Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hoá, Tông Huấn trình bầy ba điểm yêu thích, ba điểm này giao thoa với nhau: chủ thể, đối tượng và phương pháp phúc âm hoá: ai phải phúc âm hoá, điều gì cần phải được phúc âm hoá, và người ta phải phúc âm hoá như thế nào. Khi xem xét đến chủ thể phúc âm hoá, Đức Giáo Hoàng nói rằng điều đó được thiết lập cho hết tất cả mọi người đã chịu phép rửa:
Nhờ vào phép rửa, tất cả các thành phần của Dân Chúa đã trở thành các môn đệ có sứ mạng truyền giáo (x. Mt 28:19). Tất cả những người đã chịu phép rửa, bất luận là vị trí của họ là gì trong Giáo Hội hoặc thứ bậc của họ trong việc hướng dẫn đức tin, đều là những chủ thể chính của công cuộc phúc âm hoá, và thật là thiếu sót khi nghĩ đến một kế hoạch truyền giáo chỉ được thực hiện bởi những người có chuyên môn trong khi toàn thể tín hữu còn lại lại chỉ đơn giản là những người tiếp nhận một cách thụ động. Công cuộc tân phúc âm hoá mời gọi sự tham gia cá nhân trong tư cách là một thành phần của tất cả những người đã chịu phép rửa” (Số 120).
Lời xác quyết này không mới mẻ; nó đã được Chân Phúc Phaolô Vi thể hiện trong Tông Thư Evangelii nuntiandi và Thánh Gioan Phaolô II trong Christifideles laici; Đức Benedict XVI khẳng định về vai trò đặc biệt được lưu giữ trong điều xác quyết này cho gia đình. [1] Thậm chí trước tất cả mọi điều này, thì lời mời gọi phổ quát đối với việc phúc âm hoá đã được loan báo trong sắc lệnh Apostolicam actuasitatem của Công Đồng Vatican II. Có lần tôi đã nghe một người giáo dân Mỹ bắt đầu phần tham gia của ông về phúc âm hoá thế này: “Hai ngàn năm trăm Vị Giám Mục đã tập trung tại Vatican, viết cho tôi đến để loan báo Tin Mừng”. Dĩ nhiên, tất cả mọi người đều tò mò muốn biến ông ta là ai. Và rồi ông ta, một người đầy tính hài hước, đã giải thích rằng hai ngàn năm trăm Vị Giám Mục tập trung ở Vatican là những vị đã tập trung tại Vatican cho Công Đồng Vatican và những người đã viết văn kiện về sứ vụ tông đồ của giáo dân. Ông ta đã hoàn toàn đúng: văn kiện đó không phải nói với hết mọi người hoặc chẳng ai cả; văn kiện đó nói với mọi người đã chịu phép rửa và ông đã nhận lấy văn kiện ấy, một cách quá đúng đắn, như thể đang nói cách cá nhân với riêng ông.
Do đó, không phải vì điểm này mà người ta phải tìm kiếm điều mới mẻ của Tông Huấn Evangelii Gaudium (EG) của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ngài chỉ khẳng định điều mà các vị tiền nhiệm của Ngài đã nhắc đi nhắc lại. Tính mới mẻ cần phải tìm kiếm ở chỗ khác: trong sự kêu gọi mà Ngài nói với người đọc ngay từ khởi đâu của tông huấn và điều mà, tôi tin rằng, tạo nên trọng tâm của toàn bộ văn kiện:
“Tôi mời gọi tất cả các Kitô hữu, ở khắp mọi nơi, ngay trong thời khắc này, đi đến chỗ gặp gỡ được đổi mới và cá nhân với Đức Giêsu Kitô, hoặc ít nhất là một sự mở ra để cho chính Ngài gặp gỡ họ; tôi mời gọi tất cả mọi người hãy thực thi việc này cách không mệt mỏi trong cuộc sống hằng ngày. Không ai nên nghĩ rằng lời mời gọi này không dành cho chính mình” (EG, số 3).
Điều này có nghĩa là mục đích tối hậu của việc phúc âm hoá không phải là một sự truyền tải một giáo lý mà là một cuộc gặp gỡ với một con người, Đức Giêsu Kitô. Tính khả thể của một cuộc gặp gỡ diện đối diện tuỳ thuộc vào sự kiện là Chúa Giêsu, đã phục sinh, đang sống và khao khát bước đi bên cạnh mọi kẻ tin, như chính Ngài đã thực sự bước đi với hai môn đệ trên đường Em-mau; hơn thế nữa, như Ngài đã ở trong thẳm sâu trái tim họ, khi họ trở về Giêrusalem, sau khi đã nhận ra Ngài trong việc bẻ bánh.
Theo ngôn từ Công Giáo, “cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu” chưa bao giờ là một khái niệm rất quen thuộc. Thay vào đó cuộc gặp gỡ “cá nhân” muốn nói đến là một ý tưởng về cuộc gặp gỡ mang chiều kích giáo hội, điều diễn ra, đó là, thông qua các bí tích của Giáo Hội. Đối với đôi tai của người Công Giáo chúng ta, lối diễn tả này có vẻ hơi mơ hồ mang nét của Tin Lành. Rõ ràng là Đức Giáo Hoàng không nghĩ về một cuộc gặp gỡ cá nhân tạo nên giáo hội. Ngài chỉ muốn nói rằng cuộc gặp gỡ mang chiều kích giáo hội cũng cần phải được tự do, theo ý muốn, và tự phát, chứ không thuần tuý mang tính danh nghĩa, luật lệ hay thói quen.
Tuy nhiên, để hiểu việc gặp gỡ mang tính cá nhân với Chúa Giêsu có nghĩa là gì, thì cần phải có một cái nhìn thô thẳng đến lịch sử của Giáo Hội. Người ta đã trở thành Kitô hữu trong ba thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội như thế nào? Với tất cả sự khác biệt từ cá nhân đối với cá nhân và từ nơi chốn đối với nơi chốn, điều đó xảy ra sau một thời kỳ đầu lâu dài, người dự tòng, và đó là hoa trái của một quyết định cá nhân, hơn thế nữa, một quyết định mạo hiểm bởi vì khả năng tử đạo.
Mọi thứ đã thay đổi khi Kitô Giáo trở thành một tôn giáo chịu đựng đầu tiên (Sắc Lịnh Của Hoàng Đế Constantine năm 313) và rồi, trong một thời gian ngắn, trở thành một tôn giáo được yêu thích khi thực ra là áp đặt. Ngay từ đầu của thế kỷ thứ 5 Hoàng Đế Theodosius II đã ban hành một đạo luật theo đó chỉ có những người đã chịu phép rửa mới có thể đi vào nơi chốn công cộng. Thêm vào sự kiện này là sự kiện những cuộc xâm lăng tàn bạo mà chỉ trong thời gian ngắn đã thay đổi toàn diện trật tự chính trị và tôn giáo của đế chế. Châu Âu Tây Phương trở thành một tổng thể các vương quốc tàn bạo, trong một số trường hợp với một dân số theo bội giáo Arian, mà đa số là dân ngoại.
Trong các vùng thuộc đế chế xưa (trên hết tất cả là ở Miền Đông và trung nam nước Ý) để trở thành Kitô Giáo không còn là một quyết định của một cá nhân nữa mà là của cả xã hội, quá nhiều đến mức Phép Rửa giờ đây đa số là luôn dành cho trẻ em. Khi nói đến những vương quốc bạo loạn, thì phong tục được thể hiện trong số họ là tuân theo quyết định của người đứng đầu. Vào Đêm Giáng Sinh năm 498 hoặc 499 Clovis, Vua của người Franks, đã tự chịu phép rửa tại Rheims bởi Vị Giám Mục, Thánh Remy, rồi tất cả mọi người đều theo ông. (Đó là lý do vì sao mà Nước Pháp có danh hiệu là “Trưởng Nữ của Giáo Hội”). Do đó bắt đầu việc thực hành chịu phép rửa hàng loạt. Trước Phong Trào Cải Cách Tin Lành thì chuẩn mực: “Cuius regio eius et religio” đang phát triển: tôn giáo của nhà vua cũng là tôn giáo của cả vương quốc.
Trong hoàn cảnh này, việc nhấn mạnh không còn đặt trên thời gian hay trên cách thế mà trong đó một người trở thành Kitô hữu, đó là về việc đến với niềm tin, nhưng là về những nhu cầu cấp bách mang tính đạo đức về chính niềm tin, về sự thay đổi các tập tục, nói cách khác, về luân lý. Bất luận mọi thứ, thì hoàn cảnh vẫn bớt tồi tệ hơn là đang diễn ra với chúng ta ngày nay bởi vì, cùng với tất cả những mâu thuẫn mà chúng ta biết, thì gia đình, nhà trường, văn hoá và từng chút một cũng như là xã hội, vẫn trợ giúp, hầu hết là tự phát, để thấm nhập niềm tin. Không kể đến điều đó, kể từ khi khởi đầu một hoàn cảnh mới, thì các hình thức của đời sống được khai sinh, chẳng hạn như tu viện và rồi các Dòng Tu mà trong đó phép rửa đã được sống với tất cả tính cấp tiến của nó và đời sống Kitô Giáo là hoa trái của một quyết định cá nhân và thường là anh hùng.
Hoàn cảnh được gọi là “Kitô Giáo” này thay đổi nhanh chóng và ở đây không nhất thiết để dừng lại chứng minh các mốc thời gian và các cách thế thay đổi. Thật đủ để biết rằng hoàn cảnh không còn giống như trong các thế kỷ quá khứ nữa, trong đó phần lớn của các truyền thống và não trạng của chúng ta tự nó hình thành. Sự xuất hiện của sự hiện đại, đi cùng với chủ nghĩa nhân văn, đã được tăng tốc bởi Cuộc Cách Mạng Pháp và Kỷ Nguyên Ánh Sáng, sự giải phóng Nhà Nước ra khỏi Giáo Hội, sự tôn vinh tự do cá nhân và sự tự quyết và, cuối cùng việc tục hoá nhanh như vũ bão đã có kết quả, đã thay đổi sâu sắc hoàn cảnh của niềm tin trong xã hội.
Do đó sự khẩn thiết của một công cuộc tân phúc âm hoá, đó là về việc phúc âm hoá thoát khỏi những nền tảng đang rất khác biệt so với những nền tảng truyền thống và đang đi vào hoàn cảnh mới. Trong thực tế, đó là về việc tạo ra cho con người ngày nay những cơ hội giúp họ, trong một bối cảnh mới, tự do, để đưa ra quyết định mang tính cá nhân và trưởng thành mà các Kitô hữu đã mang lấy ngay từ khởi đầu của việc lãnh nhận phép rửa, và điều ấy làm cho họ trở nên những Kitô hữu đích thực, chứ không phải trên danh nghĩa.
2. Làm thế nào để đáp trả với những nhu cầu mới?
Lẽ dĩ nhiên, chúng ta không phải là những người đầu tiên đưa ra vấn đề. Không lùi lại quá xa, chúng ta nhớ lại định chế năm 1972 về Nghi Thức Gia Nhập Kitô Giáo Dành Cho Người Trưởng Thành (RCIA), là chương trình đưa ra một con đường đào tạo dự tòng cho những người trưởng thành muốn nhận phép rửa tôi. Ở một số nước với nhiều tôn giáo, nơi nhiều người xin nhận phép rửa khi đã trưởng thành, thì phương thế này đã cho thấy một sự hiệu quả lớn lao.
Tuy nhiên, điều gì cần thực hiện đối với rất nhiều các Kitô hữu đã được chịu phép rửa, những người đang sống như là những Kitô hữu thuần danh nghĩa và không thực tế, sự tách rời hoàn toàn ra khỏi Giáo Hội và khỏi đời sống bí tích? Câu trả lời cho vấn đề này đến từ chính Thiên Chúa hơn là từ sáng kiến con người, và vô số phong trào giáo hội, các đoàn thể giáo dân và các cộng đoàn giáo xứ được đổi mới, xuất hiện sau Công Đồng. Sự đóng góp chung của tất cả thực tại này, mặc dù theo sự khác biệt rất lớn về phong cách và sự nhất quán mang tính số học, là việc chúng ta bối cảnh hoặc là phương tiện, là điều giúp cho những người trưởng thành thực hiện một sự chọn lựa cá nhân dành cho Chúa Kitô, để lãnh nhận phép rửa của họ cách nghiêm túc, và để trở thành những tác nhân tích cực của Giáo Hội.
Thánh Gioan Phaolô II đã thấy được ở nơi những Phong Trào này và những cộng đoàn giáo xứ sống động này “những dấu chỉ của một mùa xuân mới của Giáo Hội”. Trong tông thư Novo millenio ineunte Ngài viết: “Theo cũng những đường hướng này, một phương diện quan trọng khác của sự hiệp thông là cổ động những hình thức hiệp hội, hoặc thuộc loại có truyền thống lâu đời hay là thuộc những phong trào Giáo Hội mới mẻ hơn, vẫn tiếp tục cho Giáo Hội một sức sống, đó là hồng ân Thiên Chúa và thật sự là một "mùa xuân của Thần Khí". [2] Chính Đức Benedict cũng đã thể hiện cùng một cách thế vào nhiều dịp khác nhau. Trong bài giảng Lễ Truyền Dầu vào Thứ Năm Tuần Thánh năm 2012, Ngài nói:
“Bất cứ ai nhìn vào lịch sử của giai đoạn hậu Công Đồng đều có thể nhận ra được tính năng độc của một sự canh tân thực sự, là điều thường mặc lấy những hình thức ngoài mong đợi trong các Phong Trào đầy sự sống, là những phong trao thực hiện hầu hết sự mau lẹ hữu hình và vô hình của Hội Thánh, sự hiện diện và việc làm hiệu quả của Thần Khí.
3. Tin Mừng lấp đầy bằng niềm vui của tâm hồn và cuộc sống của người tin
Tuy nhiên, giờ đây chúng ta hướng đến tông huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nó bắt đầu bằng những lời mà từ đó tựa đề của văn kiện được chọn: “niềm vui của Tin Mừng lấp đầy tâm hồn và đời sống của tất cả những ai gặp gỡ Chúa Giêsu”. Có một sự kết nối giữa cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu và kinh nghiệm về niềm vui của Tin Mừng. Niềm vui của Tin Mừng chỉ được kinh nghiệm bằng việc tạo nên một mối quan hệ gần gũi, từ cá nhân đến cá nhân, với Chúa Giêsu Nadarét.
Nếu chúng ta không muốn những lời này chỉ thuần tuý là ngôn từ, thì tại điểm này chúng ta phải tự hỏi lại bản thân mình một câu hỏi: tại sao Tin Mừng lại là một niềm vui? Liệu lối diễn tả này chỉ là một câu khẩu hiệu dễ nghe hay nó đáp trả lại một sự thật? Thực ra, vẫn ở phía trước: tại sao Tin Mừng lại được gọi là: euangelion, nghĩa là, tin hạnh phúc, tin đẹp đẽ, tin vui? Cách tốt nhất để khám phá ra điều này là hãy bắt đầu từ thời khắc mà từ này xuất hiện lần đầu tiên trong Tân Ước, thực ra, từ môi miệng Chúa Giêsu. Ngay khởi đầu Tin Mừng, Thánh Mác-cô tóm lược trong một vài từ thông điệp nền tảng là Chúa Giêsu rao giảng khắp các thành phố và làng mạc những nơi mà Ngài đã đến sau khi chịu Phép Rửa tại Sông Gio-đan.
“Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng" (Mc 1:14-15).
Thực ra, thoạt nhìn thì đây không phải là tin “hạnh phúc”, tin vui. Mà dường như là một lời mời gọi nghiêm túc, một lời kêu gọi nghiêm túc để thay đổi. Theo nghĩa này, lời này đề nghị chúng ta ngay khởi đầu Mùa Chay, trong Tin Mừng của Chúa Nhật Thứ I, và cùng với lời đề nghị này đi cùng với nghi thức xức tro lên đầu: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Do đó, thật thiết yếu để hiểu ý nghĩa đích thực của sự khởi đầu Tin Mừng này.
Ý nghĩa đích thực của thông điệp của Chúa Giêsu đã bị làm cho mờ đi bởi vì một bản dịch không chính xác của từ gốc Hy Lạp mentanoeite. Bản dịch tiếng Latinh dịch từ này với từ paennitemini trong Mác-cô 1, 15 và với từ paenitentiam agite trong Công Vụ 2, 38, đó là hãy thực hành ăn năn. Với nội dung khổ chế này thì từ này đã được tiếp nhận trong ngôn ngữ chung của Giáo Hội và sự giao rảng của mình, mặc dù ý nghĩa thật của từ “sám hối”, “hãy thay đổi suy nghĩ”, ý thức về điều đang xảy ra.
Trước Chúa Giêsu, hoán cải có nghĩa là “trở về” (như chính từ này cho thấy, được sử dụng trong tiếng Híp-ri, về hành động này, từ này có nghĩa là shub); có nghĩa là trở về với giao ước đã bị phá vỡ thông qua một sự tuân thủ lề luật đã được canh tân. Ngang qua môi miệng của ngôn sứ Da-ca-ria: “hãy trở về với Ta […] Hãy từ bỏ lối sống xấu xa và những hành vi gian ác của các ngươi mà trở lại” (Dc 1:3-4; x. Gr 8:4-5). Kết quả là việc hoán cải có một ý nghĩa chính mang tính khổ hạnh, luân lý và sám hối, và nó mang lại kết quả bằng việc thay đổi lối hành xử của một người. Sự hoán cải được xem như là một điều kiện đối với ơn cứu độ; ý nghĩa là: hãy hoán cải và bạn sẽ được cứu; hãy hoán cải và ơn cứu độ sẽ đến với bạn.
Cuối cùng, đây là ý nghĩa mạnh mẽ hơn mà từ hoán cải chứa đựng trên môi miệng của Gioan Tẩy Giả (x. Lc 3:4-6). Tuy nhiên, trên môi miệng Chúa Giêsu thì ý nghĩa này đã thay đổi, không phải bởi vì Chúa Giêsu vui thích thay đổi ý nghĩa của từ ngữ, mà bởi vì với Ngài thực tại đã thay đổi. Ý nghĩa luân lý trở thành thứ yếu (ít nhất là ngay từ khởi đâu công cuộc rao giảng của Ngài), khi xem xét đến ý nghĩa mới, mà cho đến nay vẫn chưa được biết hết. Hoán cải không còn mang lý nghĩa là trở về nữa, mà thay vào đó, nó có ý nghĩa là hãy tiến bước và đi vào, ngang qua niềm tin, nước Thiên Chúa Đấng đã đến ở giữa con người. Hoán cải mặc lấy điều gọi là “quyết định của thời gian”, khi đối diện với sự nhận biết về những lời hứa của Thiên Chúa.
“Hãy hoán cải và hãy tin” không có nghĩa là hai điều khác biệt và nối tiếp nhau, nhưng là cùng một hành động: hoán cải, đó là, tin; hoán cái bằng việc tin! Thánh Tôma Aquinô cũng xác định điều này: “Prima conversio fit per fidem”, việc hoán cái trước tiên hệ tại ở việc tin. [3] Hoán cải và cứu độ hoán đổi vị trí cho nhau. Sẽ không còn: tội lỗi – hoán cải – cứu độ (Hãy hoán cải bởi vì ơn cứu độ đã đến với bạn). Con người không thay đổi; họ sẽ trở nên tốt hơn hay tệ hơn trước kia; chính Thiên Chúa là Đấng đã thay đổi và là Đấng, trong sự thành toàn của thời gian, đã sai Con Một của Ngài, để chúng ta có thể nhận lãnh sự nuôi dưỡng như những người con (x. Gl 4:4).
Nhiều dụ ngôn tin mừng không làm điều gì hơn là minh xác loan báo tin vui trước tiên này. Một câu chuyện như thế là câu chuyện về tiệc cưới. Một vị vua đã tổ chức tiệc cưới cho con trai mình. Khi thời gian đã điểm, ông đã sai các đầy tớ đi mời thực khách (x. Mt 22:1 tt). Họ đã trả giá gì trước đó cả, như được thể hiện trong các buổi chiêu đãi xã hội. Chỉ là vấn đề chấp nhận hay từ chối lời mời. Một câu chuyện dụ ngôn khác là chuyện con chiên lạc. Chúa Giêsu kết thúc câu chuyện này bằng lời này: “Cũng thế, tôi nói cho các ông hay: giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối” (Lc 15:10). Tuy nhiên, sự hoán cải của con chiên hệ tại ở điều gì? Có lẽ nó trở lại với ràn chiên của nó bằng đôi chân của chính nó? Không, người mục tử đã đi đưa nó trở về với ràn chiên trên đôi vai của mình. Tất cả mọi điều nó có thể thực hiện là để cho chính bản thân nó được vác lên trên đôi vai của người mục tử.
Trong Thư Gửi Tín Hữu Rôma (3:21 tt), Thánh Phaolô là một sứ giả bất khuất của sự mới mẻ ngoại thường của tin mừng này, sau khi Chúa Giêsu đã kinh nghiệm được sự kiện bi đát của cuộc đời Ngài. Ngài khơi gợi lại sự kiện, đã điều đã thay đổi toàn bộ cuộc đời Ngài, do đó:
“Nhưng, những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tô và được kết hợp với Người. Được như vậy, không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Môsê đem lại, nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Kitô, tức là sự công chính do Thiên Chúa ban, dựa trên lòng tin” (Pl 3:7-9).
Hãy xem vì sao Tin Mừng được gọi là Tin Mừng và tại sao đó lại là nguồn của niềm vui. Tin Mừng nói cho chúng ta về một Thiên Chúa, vì ân sủng trong sạch, đã đến để gặp gỡ chúg ta ở nơi Con Một của Ngài. Một Thiên Chúa là Đấng “yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16).
Nhiều người hầu hết nhớ đến câu của Chúa Giêsu trong Tin Mừng: "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16:24) và họ tự thuyết phục bản thân họ rằng Tin Mừng thì đồng nghĩa với đau khổ và sự từ bỏ mình, chứ không phải là niềm vui. Tuy nhiên, chúng ta hãy đào sâu về lời dạy: “hãy theo tôi”, đi đâu? Đi lên đồi Can-vê, đến chố chết trên thập giá? Không, đây là giai đoạn gần cuối trong Tin Mừng, không phải giai đoạn cuối. Hãy theo Thầy, ngang qua thập giá, đến với sự phục sinh, sự sống, và niềm vui vô tận!
4. Niềm Tin, Hoạt Động của Chúa Thánh Thần
Tuy nhiên, theo đó liệu rằng chúng ta không làm giảm Tin Mừng xuống một chiều kích đơn, đối với chiều kích đó của niềm tin, mà phớt lờ các công việc chăng? Và bằng cách nào chúng ta có thể dung hoà được lời giải thích mới đưa ra với những thông điệp khác của Tin Mừng, nơi mà từ hoán cải được nói với một người đã tin? Đối với các Tông Đồ là những người đã đi theo Ngài quá lâu, mà một ngày kia Chúa Giêsu nói: "Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18:3). Trong Sách Khải Huyền, Thánh Gioan lặp lại cho từng giáo hội trong bảy Giáo Hội lệnh truyền “hãy hoán cải” (metanoeson), nơi mà ý nghĩa minh bạch cảu từ này là: trở về với lòng nhiệt thành mà bạn đã có từ thuở ban đầu, hãy cẩn trọng, hãy thực thi những công việc mà bạn đã thực hiện thuở ban đầu, dừng lại việc tận hưởng sự ảo tưởng của việc mọi thứ ổn thoả với Thiên Chúa, hãy ra khỏi tình trạng lười biếng của bạn! (x. Kh 2:3).
Vấn đề được giải thích bằng một lối loại suy đơn giản với điều đang xảy ra trong cuộc sống vật chất. Đứa trẻ kh6ong thể làm điều gì để được cưu mang trong dạ mẹ cả; điều đó cần có tình yêu của hai cha mẹ là những người trao ban sự sống cho đứa bé; tuy nhiên, một khi đứa bé đã đi ra ánh sáng thì nó phải để cho phổi của nó hoạt động, thở, bú sữa, bằng không thì sự sống nhận được kia sẻ cạn kiệt. Lời của Thánh Giacôbê được hiểu theo nghĩa này: “đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2:26), theo nghĩa này, đó là, không có hoạt động thì đức tin “sẽ chết”.
Đây cũng là nghĩa mà thần học Công Giáo luôn luôn đặt để cho định nghĩa của Thánh Phaolô “chỉ có đức tin hành động nhờ đức ái” (Gl 5:6). Chúng ta không được cứu do bởi những việc tốt, nhưng chúng ta cũng không được cứu nếu không có việc tốt: do đó chúng ta có thể tóm tắt điều mà Công Đồng Trentô minh định về điểm này, và điều mà công cuộc đối thoại đại kết thực hiện một sự chia sẻ rộng khắp hơn bao giờ hết giữa các giáo hội Kitô Giáo.
Tông Huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô phản ánh tính tổng hợp này giữa đức tin và công việc. Sau khi đã bắt đầu nói về niềm vui của Tin Mừng làm tràn ngập tâm hồn, thì trong phần thân của thư ngỏ Ngài mời gọi tất cả mọi tiếng “không” mà Tin Mừng công bố chống lại trước chủ nghĩa cái tôi, sự bất công, việc thờ tiền tài, và tất cả mọi tiếng “Có” đánh động chúng ta trong việc phục vụ người khác, cho sự dấn thân xã hội và cho người nghèo. Điều đó cho thấy rằng cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu, điều mà Đức Giáo Hoàng nói với chúng ta ở ngay đầu của thư ngỏ, thì khác với một kiểu kinh nghiệm gần gũi và cá nhân; trái lại, nó trở thành nguồn mạch chính cho việc phúc âm hoá và sự thánh hoá bản thân.
Tuy nhiên, sự cần thiết cho sự dấn thân, điều mà Tin Mừng bao hàm không làm suy giảm đi lời hứa niềm vui mà qua đó Chúa Giêsu khởi sự sứ mạng của Ngài và Đức Giáo Hoàng khởi sự Tông Huấn của Ngài, mà hơn thế, nó làm gia tăng niềm vui ấy. Ân sủng mà Thiên Chúa ban cho con người khi sai Con Một của Ngài vào thế gian, giờ đây Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại và đã sai Thần Khí, không để cho người tin một mình cô độc làm mồi cho những khẩn thiết của lề luật và bổn phận; nhưng lại hoạt động ở nơi con người và cùng với con người, thông qua ân sủng, điều mà ân sủng ấy ra mệnh lệnh con người thực hiện. Ân sủng ấy làm cho con người “vui mừng cả trong lúc gặp gian truân” (2 Cr 7:4).
Đó là điều chắc chắn cùng với điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc Tông Huấn của Ngài. Chúa Thánh Thần, Ngài nhắc lại, “trợ giúp chúng ta trong những yếu hèn của chúng ta” (Rm 8:26) (EG, số 280). Chúa Thánh Thần là nguồn mạch lớn lao của chúng ta. Niềm vui được hứa ban bởi Tin Mừng là hoa trái của Thần Khí (Gl 2:51), và điều đó không được duy trì trừ khi nhờ vào một mối liên lạc liên lỉ với Ngài.
Trong một buổi tiếp kiến với các lãnh đạo của Phong Trào Huynh Đệ Đặc Sủng gần đây, Đức Giáo Hoàng đã dùng một ví dụ về điều đang diễn ra trong hơi thở của con người. [4] Điều ấy diễn ra ở hai câu: có hít vào, mà qua đó người ta nhận lấy không khí và sự thở ra, khi không khí đi ra. Ngài nói chúng là biểu tượng của điều đang xảy ra trong cơ phận thiêng liêng. Thông qua cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa, các bí tích, sự hãm mình, và tĩnh lặng, chúng ta hít vào nguồn ôxy là Thần Khí; chúng ta làm khuếch tán Thần Khí khi chúng ta đi ra ngoài đến với người khác trong việc loan báo niềm tin và công việc bác ái.
Mùa Chay mà chúng ta vừa mới bắt đầu là, một cách tuyệt vời, thời gian của việc hít vào. Vào thời gian này, chúng ta cần hít thật sâu; chúng ta làm đầy buồng phổi của linh hồn chúng ta bằng Thần Khí và do đó, không có sự nhận biết của chúng ta về điều đó, thì hơi thởi của chúng ta sẽ mang lấy hương của Đức Kitô.
Một Mùa Chay Thánh cho tất cả mọi người!
Cha Raniero Cantalamessa – Giảng Thuyết Giáo Triều Rôma
Joseph C. Pham chuyển ngữ từ Zenit