Cha Gustavo Gutierrez: Người Nghèo là khởi điểm của nền thần học giải phóng

11-05-2015 Chức năng bình luận bị tắt ở Cha Gustavo Gutierrez: Người Nghèo là khởi điểm của nền thần học giải phóng by

VATICAN. 10/05/2015 (MAS/SLM) – Chú ý đến người nghèo là khởi điểm đối với thần học giải phóng, Cha Gustavo Gutierrez Merino tuyên bố, người được biết đến như là cha đẻ của phong trào này, trong một bài viết vào ngày 08/05 trên báo của Toà Thánh Vatican.

Cha Guitierrez nhấn mạnh rằng sự chú ý này đến người nghèo khởi đi từ điều mà các nhà thần học giải phóng kinh nghiệm ngay trong chính cuộc đời và mảnh đất của họ.

“Chúng tôi nói đến người nghèo như là những vô nhân vị, nhưng không phải theo nghìa triết học, bởi thật rõ ràng là mỗi một hữu thể con người là một nhân vị, hơn thế nữa theo nghĩa xã hội học; người nghèo, đó là, những người không được công nhận như những con người trong xã hội của chúng ta. Họ vô hình và không có quyền, phẩm giá của họ không được công nhận”, nhà thần học người Peru viết.

Việc cho đăng bài viết có thể được coi là một kiểu đáp trả cho những khẳng định của Ion Mihai Pacepa, một cựu tướng trong cảnh sát mật vụ của chế độ cộng sản Romania trong suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh người làm công tác mật thám ở Phương Tây vào những năm 1970. Trong một bài phỏng vấn với CNA, Pacepa nói là KGB tạo nên nền thần học giải phóng và trợ giúp nuôi dưỡng nó ở Châu Mỹ Latinh, một tuyên bố gây chú ý ngay trong những bức tường Vatican.

Bài đăng trên L’Osservatore Romano thì thực ra là một đoạn trích từ một trong những cuốn sách của Cha Gutierrez. Nó bắt đầu bằng việc nói rằng có hai trường phái tư tưởng về sự nghèo, và cả hai đều xuất phát từ Tin Mừng: trường phái thứ nhất tập trung vào sự nhạy bén của Đức Kitô trước người nghèo và nỗi khổ của họ, và trường phái thứ hai, là chính Đức Kitô “đã sống một cuộc đời khó nghèo, và vì thế các Kitô Hữu, ngay từ nguồn gốc của mình, hiểu rằng để trở thành môn đệ thì họ cũng phải sống một cuộc đời khó nghèo”.  

“Cả hai trường phái này đều đúng”, Cha nói, nhưng “chúng ta phải diễn giải hai quan điểm này trên nền tảng bối cảnh lịch sử của chúng ta và cuộc đời của chúng ta”.

Cha Gutierrez nói cách tiếp cận thứ nhân có thể tìm thấy ở trong Tin Mừng Luca về tám mối phúc của người nghèo (Phúc cho ai nghèo khổ, vì Nước Trời là của họ), trong khi cách thứ hai thì lại được suy tư trong Tin Mừng Mátthêu (Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì nước trời là của họ).

“Tôi nghĩ cả hai dòng tư tưởng này – sự nghèo khó như là một nguyên cớ và sự nghèo khó về tinh thần – có thể hữu dụng, mặc dù ý nghĩa của chúng có thể được thực tế hoá trong giai đoạn lịch sử của chúng ta”, cha Gutierrez suy tư.

Cha giải thích rằng “một cách hiểu mới về sự nghèo khó” đã xuất hiện vào thế kỷ trước. “Nghèo khó, trong Kinh Thánh và trong thời đại chúng ta, không chỉ thuần tuý là một vấn đề kinh tế. Sự nghèo thì hơn cả điều này rất nhiều. Chiều kích kinh tế là quan trọng, nhưng có lẽ chính yếu, thì nó không chỉ là duy nhất”.

Nhấn mạnh rằng chúng ta đang trở nên ý thức hơn về tính đa diện của sự nghèo, Cha Gutierrez nói, “sự nghèo rõ ràng là một xuất phát điểm của nền thần học giải phóng, mặc dù chúng ta đã không hiểu cách trọn vẹn về tính phức tạp hay đa dạng của nó”.

Vị linh mục Dòng Đaminh, người sẽ nói vào hội nghị khoáng đại của Caritas Quốc Tế vào tuần tới, nhấn mạnh rằng các nhà thần học giải phóng muốn nói đến người nghèo theo nghĩa xã hội học, như là những con người “tàng hình và không có quyền”.

“Chúng tôi cũng định nghĩa họ như là “vô nghĩa”. Việc vô nghĩa là có thể vì vài lý do: nếu bạn không có tiền, trong xã hội của chúng ta thì bạn vô nghĩa; màu da của bạn có thể là một lý do khác để bị kết án là vô nghĩa… điểm chung của người nghèo là sự vô nghĩa, vô hình, và thiếu sự tôn trọng”, Cha Gutierrez nói.

Và rồi Cha thêm rằng “những phực hợp mang tính hỗ tương này thì khác nhau” và rằng “ý nghĩa của việc vô nhân vị có thể là do bởi một vài thành kiến”, bất luận là trên sắc tộc, phái tính, văn hoá, hay địa vị kinh tế.

Cha Gutierrez đưa ra một điển hình của một vị mục sư Tin Lành da đen, người bắt đầu một bài diễn văn năm 1969 với những lời: “Chúng ta phải cảm thấy rằng chúng ta đang tồn tại!” “Lời tuyên bố mạnh mẽ đó là tiếng kêu của người nghèo”, Cha Gutierrez nói.

Vị linh mục Dòng Đaminh cũng đưa ra một điển hình về một người gốc Peru, người này “là vô hình, không ý nghĩa…đây là một câu chuyện buồn của đời sống người Indian: Ngay cả khi ông ta đi bệnh viên để được chữa lành, thì ông cũng bị phớt lờ”, Cha Gutierrez nói.

Rồi Cha nói thêm rằng “sự nghèo ngày nay là một hiện tượng của tình trạng công dân hoá toàn cầu hoá của chúng ta. Trải qua nhiều thế kỷ, người nghèo đã gần gũi với chúng ta, họ sống nhiều hay ít gần chúng ta hơn, trong thành phố hay ở vùng đồng quê. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đã nhận thấy rằng sự nghèo đi quá xa so với tầm nhìn của chúng ta, nó là một hiện tượng mang tính toàn cầu, nếu không muốn nói là hoàn vũ. Đa số con người trên thế giới đang sống trong một hoàn cảnh mà chúng ta gọi là nghèo”.

Đây là một bước ngoặt, theo Cha Gutierrez. Ngài nhấn mạnh rằng trong các sách thiêng liêng, đạo đức hay phụng vụ của thời xưa, các tác giả “hiếm khi nào nói đến cách trực tiếp để giúp người nghèo là những người đang ở gần chúng ta”. Nhưng “ngày nay chúng ta nên ý thức rằng người thân cận của chúng ta vừa ở gần lại vừa ở xa. Chúng ta phải hiểu rằng một mối quan hệ “láng giềng” là kết quả của sự dấn thân của chúng ta”.

“Đây không phải là vấn đề địa lý, mà nó là vấn đề toàn cầu”.

Joseph C. Pham Theo CNA

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW