ĐGH Phanxicô – Bài diễn văn tại Hội nghị về nô lệ hiện đại và biến đổi khí hậu

24-07-2015 Chức năng bình luận bị tắt ở ĐGH Phanxicô – Bài diễn văn tại Hội nghị về nô lệ hiện đại và biến đổi khí hậu by

Những cách thế để chiến đấu với sự biến đổi khí hậu và những tác động của nó trên những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội: khoảng 60 thị trưởng và các nhà quản lý địa phương trên khắp thế giới đang động não về chủ đề ấy tại Vatican vào ngày Thứ Ba và Thứ Tư. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có một bài diễn văn ứng khẩu trong buổi tiếp kiến các tham dự viên của hội nghị. Dưới đây là bài diễn văn của Ngài:

Xin chào buổi chiều, xin chào đón!

Tôi hết lòng cám ơn chân thành đến công việc mà quý vị đã thực hiện. Đúng thật là tất cả đều xoay quanh chủ đề chăm sóc môi trường, về văn hoá chăm sóc môi trường. Tuy nhiên, nền văn hoá chăm sóc môi trường ấy không chỉ là một thái độ “xanh” – tôi nói điều đó theo nghĩa tốt – đó không phải là một thái độ “xanh”; nó còn hơn thế nữa. Nói cách khác, chăm sóc môi trường có nghĩa là một thái độ của sinh thái con người, đó là, chúng ta không thể nói: con người ở đây và Công trình tạo dựng, môi trường thì ở kia; sinh thái là tổng thể, sinh thái là con người. Đó là điều mà tôi muốn thể hiện trong Tông Thư “Laudato Si’”: là con người không thể bị tách lìa khỏi sự nghỉ ngơi; có một mối liên hệ của sự ảnh hưởng qua lại, đó là ảnh hưởng của môi trường trên con người, là ảnh hưởng của con người trong cách thế mà môi trường bị đối xử tệ. Do đó, khi đối diện với câu hỏi mà tôi được hỏi, tôi nói: “không, không đó không phải là một tông thư ‘xanh’, đó là một tông thư xã hội”, bởi vì trong các bối cảnh xã hội của đời sống xã hội của con người, chúng ta không thể tách lìa ra khỏi việc chăm sóc môi trường. Hơn thế nữa, việc chăm sóc môi trường là một thái độ xã hội, là điều xã hội hoá chúng ta bằng cách này hay cách khác – mỗi người có thể cho nó một giá trị mà người ấy muốn – nhưng giá trị ấy làm cho chúng ta lãnh nhận. Tôi thích một câu thành ngữ của Ý khi nói về môi trường, về “Công Trình Tạo Dựng” là điều đã được trao ban cho chúng ta như là một quà tặng, có nghĩa là, môi trường.

Hơn thế nữa, tại sao lời mời gọi này, điều mà dường như đối với tôi là một ý tưởng rất tốt lành về Học Viện Của Đức Ông Sanchez Sorondo, về việc mời gọi các Thị Trưởng, các Thị Trưởng của các thành phố lớn và không quá lớn, về việc mời họ đế đây để nói về điều này? Bởi vì một trong những điều đáng lưu ý nhất, khi môi trường – Công trình tạo dựng – không được chăm sóc, là sự phát triển không ngừng của các thành phố. Đó là một hiện tượng toànthe61 giới, điều đó như thể là các cái đầu, những thành phố rộng lớn trở nên to lớn nhưng cùng với những đường phân cách gia tăng của tình trạng nghèo nàn và khổ đau lớn lao hơn, nơi mà người ta chịu đau khổ về những tác động của sự hững hờ về môi trường. Liên hệ trong sự kết nối này là hiện tượng di dân. Tại sao người ta lại đến những thành phố lớn, đến những dải phân cách của các thành phố lớn, đến những u xập xệ, những khu ổ chuột, những khu ẩm thấp? Tại sao họ lại thực hiện điều này? Họ thực hiện điều này đơn giản vì thế giới ngoại ô không còn trao cho họ những cơ hội nữa. Và một điểm trong tông thư, điều cần phải phê bình nhưng bằng thật nhiều sự thận trọng, là tình trạng ngẫu tượng kỹ trị. Kỹ trị phá hỏng công việc, nó tạo nên tình trạng thất nghiệp, những hiện tượng thất nghiệp là rất lớn; họ cần phải di dân để tìm kiếm những chân trời mới. Con số lớn về nạn thất nghiệp đang gióng hồi chuông cảnh báo. Tôi không có những con số thống kê – nhưng ở một số nước ở Châu Âu, đặc biệt là trong số người trẻ, nạn thất nghiệp tuổi thanh niên, đối với những người tuổi 25 và dưới mức này, là hơn 40% và ở một số nước nó lên tới 50%. Giữa 40, 47 – tôi nghĩ về một đất nước khác – 50 – Tôi đang nghĩ về những thống kê nghiêm túc khác được các Vị Đứng Đầu Chính Phủ, các Vị Đứng Đầu Nhà Nước trực tiếp đưa ra. Và điều này được phóng chiếu đến tương lai giúp chúng ta thấy một bóng ma, có nghĩa là, giới trẻ thất nghiệp mà ngày nay, [chúng ta có thể khỏi, đâu là chân trời và tương lai mà họ có? Điều gì được để lại cho những người trẻ này? Hoặc là các cơn ghiện ngập, hoặc chán nản, hoặc, không biết phải làm gì với cuộc đời của họ – một cuộc đời vô nghĩa, rất khắc nghiệt – những cuộc tự sát trẻ – con số thống kê về các cuộc tự sát trẻ không được công bố trong bản tổng kết của họ – hoặc, tìm kiếm ở những chân trời khác, thậm chí ở những dự án du kích, một lý tưởng sống.

Hơn thế nữa, tình trạng sức khoẻ đang gặp nguy cơ. Số lượng những căn bệnh “lạ”, như chúng được gọi thế, là những căn bệnh xuất phát từ những yếu tố của việc việc nhân giống của các lĩnh vực – hoặc ai biết điều gì, các nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ -, nhưng xuất phát từ một sự thái quá về kĩ thuật. Trong số những vấn đề đang có nguy cơ là khí ôxi và nước, có nghĩa là, việc sa mạc hoá những vùng rộng lớn do bởi nạn phá rừng. Bên cạnh tôi, ở đây, là Đức Hồng Y Tổng Giám Mục đang chịu trách nhiệm về Rừng Amazonia của Brazil. Ngài nói nạn phá rừng có nghĩa là gì ngày nay ở Amazonia, vốn là lá phổi của thế giới – Rừng Congo, Amazonia, những lá phổi lớn của thế giới. Tôi còn nhớ rằng, vì nạn phá rừng một vài năm trước đây ở quê hương tôi – tám hay chín năm trước – Chính Phủ Liên Bang đưa ra một phán quyết đối với một Tỉnh dừng lại nạn phá rừng, là điều đang gây ảnh hưởng đến dân số. Điều gì sẽ xảy ra khi tất cả những hiện tượng tự nhiên này tác động lên việc di dân? Thiếu công việc và rồi đến việc giao thông của con người. Công việc chợ đen đang dần trở nên phổ biến, làm việc không có hợp đồng, công việc kết thúc ở dưới gầm bàn. Điều ấy đang gia tăng biết bao! Công việc chợ đen là rất lớn, có nghĩa là một người không kiếm đủ để sống. Điều này có thể tạo nên những thái độ tội ác và mọi sự đang xảy ra ở một thành phố lớn vì những cuộc di dân tạo ra bởi công nghệ. Tôi đề cập cách đặc biệt đến nông nghiệp hay nạn buôn người ở công việc khai thác mỏ; nô lệ khai thác mỏ vẫn còn rất lớn và rất mạnh, và, việc sử dụng một số yếu tố cụ thể của tẩy rửa khoáng sản có nghĩa là gì – chất asen, xyanua – là những chất gây bệnh ở nơi dân chúng. Có một trách nhiệm lớn lao trong việc này, đó là, mọi thứ đều có tác dụng kiểu boomerang; mọi thứ sẽ trở lại. Đó là hiệu ứng boomerang chống lại chính con người. Đó có thể là nạn buôn người cho công việc lao động nô lệ, mại dâm, vốn là những nguồn công việc có thể sinh tồn ngày nay.

Do đó, tôi thật vui là quý vị đã suy tư về những hiện tượng này. Tôi chỉ đề cập một vài điều, đang ảnh hưởng các thành phố lớn.

Sau cùng, tôi muốn nói rằng Liên Hiệp Quốc phải thực sự quan tâm việc này. Tôi có thật nhiều hy vọng nhưng, tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc phải hết sức quan tâm đến hiện tượng này, đặc biệt là đến nạn buôn người được tạo ra bởi hiện tượng mang tính môi trường, việc khai thác con người. Một vài tháng trước tôi đã tiếp đón một liên đoàn phụ nữ của Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm về khai thác tình dục trẻ em ở các nước đang có chiến tranh – đó là, các trẻ em như là những đối tượng của việc khai thác. Đó là một hiện tượng khác. Và chiến tranh cũng là một nhân tố của sự mất quân bình của môi trường.

Tối muốn kết thúc bằng một suy tư mà không phải của tôi. Đó là của thần học gia và triết gia Romano Guardini. Ông nói về hai hình thức của sự thiếu văn hoá: sự thiếu văn hoá mà Thiên Chúa ban cho chúng ta để chúng ta có thể biến đổi nó thành văn hoá và lệnh truyền mà Ngài ban cho chúng ta để chăm sóc và làm cho lớn lên và kiểm soát trái đất; và cái thiếu thứ hai về văn hoá là khi con người không tôn trọng mối quan hệ với trái đất, con người không chăm sóc trái đất – thật rõ ràng là trong trình thuật thánh kinh vốn là văn chương thuộc thể loại thần bí. Khi con người không quan tâm đến điều ấy thì con người nắm lấ nền văn hoá ấy và bắt đầu chuyển hướng nền văn hoá ấy khỏi quỹ đạo của nó. Đó là, sự thiếu văn hoá chuyển hướng nó khỏi quỹ đạo của nó, buôn tay mình ra và tạo nên một cách thiếu văn hoá thứ hai: năng lượng nguyên tử là tốt, nó có thể giúp ích, nhưng đến một điểm nhất định; chúng ta phải nghĩ về Hiroshima và Nagasaki, đó là, việc tạo nên tai hoạ và sự huỷ diệt, đó là một điển hình cũ. Ngày nay, trong tất cả mọi hình thức của sự thiếu văn hoá, như những cách mà các bạn đã nói đến, hình thức thứ hai của việc thiếu văn hoá là hình thức huỷ diệt con người. Một Vị Thầy của Thời Trung Cổ, trước hay sau gì đó thời Thánh Tôma Aquinô – và có lẽ một trong số các bạn đã nghe tôi nói điều này – giải thích theo một lối “bình luận” vấn đề Tháp Ba-ben cho tín hữu của Ngài trong Hội Đường, và Ngài nói rằng cần phải mất nhiều thời gian để xây dựng Tháp Ba-ben, và rằng việc đó kéo theo thật nhiều công việc, đặc biệt là chế tạo gạch – điều đó hàm chứa việc làm việc với đất sét, tìm kiếm rơm, làm mềm nó, phơi khô, rồi đặt nó vào lò, nung, để một viên gạch trở thành một món trang sức; nó có một giá trị lớn lao, và các viên gạch được kéo lên để đưa nó vào Tháp. Khi một viên gạch rơi, thì đó là một vấn đề nghiêm trọng, và thủ phạm hay người thờ ơ với công việc và làm cho nó rơi, sẽ bị phạt. Nhưng nếu một người thợ bị rơi, thuộc về những người đang xây dựng, thì chẳng có gì xảy ra cả. Đây là một tình trạng bi đát của hình thức thiếu văn hoá thứ hai: con người là người tạo nên sự thiếu văn hoá chứ không phải tạo nên văn hoá. Con người là người tạo nên sự thiếu văn hoá bởi vì con người không chăm sóc môi trường.

Và tại sao Học Viện Giáo Hoàng về Khoa Học lại kêu gọi các Thị Trưởng tới buổi hội thảo này? Bởi vì mặc dù sự ý thức này khởi đi từ trung tâm đến các vùng ngoại biên, công việc càng được thực hiện càng nghiêm túc và càng sâu sắc từ vùng ngoại biên đến trung tâm, đó là, từ các bạn đến lương tâm của nhân loại. Toà Thánh và đất nước này hay đất nước kia có thể đọc một bài diễn văn hay tại Liên Hiệp Quốc nhưng nếu công việc không khởi đi từ các vùng ngoại biên đến trung tâm thì điều ấy chẳng có hiệu quả – từ đó xuất phát trách nhiệm của các Thị Trưởng của các thành phố. Do đó, tôi rất cám ơn các bạn vì đã đến đây cùng nhau như những vùng ngoại biên cực kỳ quan trọng của vấn đề này. Mỗi người trong số các bạn có ở trong thành phố mình những điều mà tôi đã đề cập và điều mà các bạn phải điều hành, giải quyết, v.v. Tôi xin cám ơn sự cộng tác của các bạn. Đức Ông Sanchez Sorondo đã cho tôi biết là nhiều trong số các bạn đã can thiệp và rằng tất cả việc này rất phong phú. Tôi xin cám ơn các bạn và tôi xin Chúa ban cho tất cả chúng ta ân sủng để trở nên ý thức về vấn đề huỷ diệt này mà chính bản thân chúng ta dự phần vào bằng việc không quan tâm đến hệ sinh thái con người, bằng việc không có một ý thức sinh thái như chúng ta đã được ban tặng ngay từ khởi đầu để biến đổi sự thiếu văn hoá đầu tiên thành văn hoá, và dừng lại ở đó, và đừng biến đổi văn hoá này thành sự thiếu văn hoá.

Xin cám ơn rất nhiều.

Joseph C. Pham chuyển ngữ từ Zenit

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW