ĐGH Phanxicô – Diễn văn trước Giáo hoàng học viện về các ngành Khoa học Xã hội

22-04-2015 Chức năng bình luận bị tắt ở ĐGH Phanxicô – Diễn văn trước Giáo hoàng học viện về các ngành Khoa học Xã hội by

Anh Chị Em thân mến,

Tôi xin chào đón các bạn, các thành viên của Giáo Hoàng Học Viện về vác ngành Khoa học Xã hội và các tham dự viên của hội nghị khoáng đại này dành để nói về nạn buôn người. Tôi rất cảm kích trước những lời của Vị Chủ Tịch, Bà Margaret Archer. Tôi nhiệt liệt chào đón hết tất cả mọi người và đoan chắc với tất cả các bạn rằng tôi rất cảm kích về điều mà Học Viện này nhận ra để đào sâu sự hiểu biết về những hình thức nô lệ mới và xoá bỏ hoàn toàn những nạn buôn người, vì một mục đích chính trong việc phục vụ nhân loại, đặc biệt là những người bị gạt ra bên lề và bị loại trừ.

Là Kitô Hữu, các bạn cảm thấy bị thách đố bởi Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giêsu và bởi “phương thức” mà qua đó chúng ta sẽ bị xét xử vào ngày cuối đời, theo chương 25 của Tin Mừng Mátthêu: “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, phúc cho ai hiền lành, phúc cho ai sầu khổ, phúc cho ai có lòng trong sạch, phúc cho ai biét xót thương, phúc cho ai đói khát sự công chính, phúc cho ai bị bách hại vì lẽ công chính: vì họ sẽ được Đất Hứa, họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa, họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa (x. Mt 5:3-10). “Người Cha đầy phúc”, con cái của Ngài là những người sẽ thấy Ngài là những người đang lo lắng cho những người hạng bét và yêu mến những người bé nhỏ nhất trong số anh em của họ: “Bất cứ điều gì anh em làm cho một trong những anh em bé mọn này của Ta, là anh em làm cho chính Ta”, Chúa nói (x. Mt 25, 4).

Và ngày nay, ở giữa những người anh em đang cần giúp đỡ nhất này có những người đang chịu đau khổ bởi những hình thức nô lệ mới, hình thức lao động ép buộc mới, hình thức lao động, hình thức mại dâm, hình thức buôn cơ phận người, và thuốc phiện. Thánh Phêrô Claver, trong một thời khắc lịch sử mà trong đó tình trạng nô lệ lan rộng và được xã hội chấp nhận, thì không may thay – và thật khốn thay – ngay cả trong thế giới Kitô Giáo, bởi vì nó là một việc kinh doanh lớn, cảm thấy bị thách đố bởi những lời này của Chúa, Ngài đã thánh hiến chính Ngài để trở thành “nô lệ của mọi nô lệ”. Người vị thánh nam nữ khác, chẳng hạn như Thánh Gioan Matha, đã chiến đấu chống lại tình trạng nô lệ, theo lệnh truyền của Thánh Phaolô: “Không còn là nô lệ nữa mà là anh chị em trong Đức Kitô” (x. Rm 16).

Chúng ta biết rằng việc xoá bỏ mang tính lịch sử hình thức nô lệ như là một cấu trúc xã hội là kết quả trực tiếp của một thông điệp được Đức Kitô mang đến thế gian này bằng sự đầy tràn của Ngài về ân sủng, sự thật và tình yêu, bằng chương trình Bát Phúc của Ngài. Sự nhận thức có tính cách tiệm tiến về thông điệp này trong dòng lịch sử là công việc của Thần Khí Đức Kitô và của những ơn ban có tính cách dự phần của Ngài dành cho các thánh của Ngài và cho quá nhiều người nam nữ thiện chí, những người không xác định bằng một niềm tin tôn giáo, nhưng lại dấn thân để làm thăng tiến điều kiện của con người.

Thật không may thay, trong một hệ thống kinh tế toàn cầu đã bị lợi nhuận thống trị, những hình thức mới của nô lệ đã phát triển mà theo một cách nào đó đang trở nên tồi tệ hơn và phi nhân bản hơn là những hình thức trong quá khứ. Thậm chí còn tội tệ hơn nữa là ngày nay, do đó, theo thông điệp cứu độ của Chúa, chúng ta được mời gọi để loại trừ và chống lại nó. Trước hết, chúng ta phải ý thức hơn nữa về sự dữ mới này mà, trong một thế giới toàn cầu, muốn che đậy nó bởi vì nó gây vấp ngã và “sai lệch về chính trị”. Không ai muốn nhận biết rằng trong thành phố của họ, trong nơi lân cận của họ, ở trong khu vực của họ hay quốc gia của họ có những hình thức nô lệ mới, khi chúng ta biết rằng tai hoạ này ảnh hưởng đến hầu hết mọi quốc gia. Do đó chúng ta phải loại trừ sự tra tấn kinh khiếp này trong sự tàn bạo của nó. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cũng đã thẳng thắn lên án mọi hình thức phá vỡ phẩm giá bình đẳng của con người (x. Diễn Văn Trước Tân Đại Sứ của Nước Đức Tại Toà Thánh, 07/11/2011). Về phần mình, tôi đã tuyên bố nhiều lần rằng những hình thức mới của sự nô lệ này – buôn người, lao động ép buộc, mại dâm, buôn bán cơ phận người – “là những tội ác, một thảm hoạ về thân thể của nhân loại đương thời” (Diễn Văn Trước Hội Nghị Quốc Tế Chống Lại Nạn Buôn Người, 10/04/2014). Tất cả xã hội được mời gọi để lớn lên trong sự nhận thức này, đặc biệt là xem xét đến luật pháp quốc gia và quốc tế, để đảm bảo rằng những tay buôn bán phải đối diện với công lý và tái sử dụng lại những phần lợi nhuận bất công của họ cho việc tái định cư lại cho các nạn nhân. Những cách thế phạt những kẻ sai trái trong thị trường phi nhân bản này cần phải tìm kiếm. Chúng ta được mời gọi để cải tiến cách thế cứu trợ và sự tháp nhập xã hội của các nạn nhân, thậm chí cả việc cập nhật những quy định về cư trú. Các nhà cầm quyền dân sự cần phải gia tăng sự nhận biết của họ về tính nghiêm trọng của thảm hoạ như thế, là điều đang làm suy giảm nhân loại.

Và nhiều khi, nhiều khi những hình thức mới về sự nô lệ này lại được bảo vệ bởi những tổ chức chính quy là những người lẽ ra phải bảo vệ người dân khỏi tội ác này.

Các bạn thân mến, tôi khích lệ các bạn tiếp tục công việc này, ngang qua nó mà các bạn giúp thế giới trở nên ý thức hơn về một thách đố như thế. Ánh sáng của Tin Mừng là một sự hướng dẫn cho bất kỳ ai đang phục vụ nền văn minh tình yêu, nơi mà Bát Phúc có một sự vang vọng mang tính xã hội, nơi sẽ có một sự tháp nhập đầy đủ cho những người hạng bét. Thành đô trần thế dưới ánh sáng của Bát Phút cần phải được xây dựng, và do đó, hướng về Thiên Đàng trong sự đồng hành của những người nhỏ bé và bé mọn nhất.

Tôi xin chúc lành cho tất cả các bạn, tôi xin chúc lành cho công việc và những sáng kiến của các bạn. Tôi xin cám ơn các bạn rất nhiều về những việc các bạn thực hiện. Tôi xin đồng hành cùng các bạn bằng lời cầu nguyện của tôi và cũng thế, xin vui lòng đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin cám ơn các bạn.

Joseph C. Pham chuyển ngữ từ Zenit

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW