ĐGH Phanxicô: Một Kitô hữu sống không hy vọng cuộc sống trở nên vô nghĩa
Trong bài giảng của mình tại Casa Santa Martha, Đức Thánh Cha Phanxicô đã luận về sự trìu mến của Thiên Chúa. Ngài nói rằng Thiên Chúa an ủi mỗi Kitô hữu với sự trìu mến, dịu dàng, và đem hy vọng đến đời sống của họ.
“Khi một Kitô hữu quên đi niềm hy vọng, hay tệ hơn nữa, là đánh mất hy vọng, cuộc sống của người ấy sẽ trở nên vô nghĩa. Cuộc sống của người ấy chẳng khác nào chạm phải bức tường: không có gì. Nhưng Chúa an ủi chúng ta và lôi kéo chúng ta hướng về với niềm hy vọng.”
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giảng của ngài và nói rằng Thiên Chúa không bao giờ e ngại tiếp cận con người bằng sự ân cần trìu mến. Đổi lại, Người yêu cầu mọi Kitô hữu đừng bao giờ e sợ sự tìm kiếm niềm an ủi, vỗ về của Thiên Chúa.
Tóm tắt bài suy niệm của Đức Thánh Cha
“Người tái tạo mọi điều. Và Giáo Hội chẳng bao giờ chán để nói rằng sự tái tạo này tuyệt vời hơn sự sáng tạo. Chúa tái tạo còn tuyêt vời hơn. Và vì thế Người thăm viếng dân của Người: sự tái tạo, với quyền năng ấy. Và dân Thiên Chúa luôn mang ý tưởng này, ý nghĩ này, rằng Thiên Chúa sẽ đến thăm viếng họ. Chúng ta nhớ những lời cuối cùng của Thánh Giu-se nói với những người anh của mình: “Khi Chúa đến thăm viếng các ông, các ông phải mang xương của tôi theo cùng.” Chúa sẽ thăm dân của Người. Đó là hy vọng của dân Israel. Nhưng Người sẽ thăm họ với niềm an ủi.”
“Và niềm an ủi này phải chăng là điều này mang đến mọi thứ, không chỉ một lần, mà nhiều lần, với vũ trụ này và cũng còn với chúng ta.” “Sự lôi kéo của Chúa,” Đức Thánh Cha nói có hai chiều kích đó là điều quan trọng để nhấn mạnh. “Khi Chúa tiếp cận,” ngài nói, “Người ban cho cho chúng ta hy vọng; Chúa kéo chúng ta đến với hy vọng. Người luôn mở rộng cửa. Luôn luôn.” Khi Chúa tiếp cận, ngài lặp đi lặp lại, “Người không khép kín những cánh cửa, Người mở (chúng).” Chúa, “bằng sự gần gũi của Người mang đến cho chúng ta hy vọng. Niềm hy vọng này là sức mạnh thực sự trong đời sống Kitô giáo. Đó là hồng ân. Đó là một món quà.”
“Khi một Kitô hữu quên đi niềm hy vọng, hay tệ hơn nữa, là đánh mất hy vọng, cuộc sống của người ấy sẽ trở nên vô nghĩa. Cuộc sống của người ấy chẳng khác nào chạm phải bức tường: không có gì. Nhưng Chúa an ủi chúng ta và lôi kéo chúng ta hướng về với niềm hy vọng. Và người thực hiện điều đó với một sự gần gũi đặc biệt cho mỗi chúng ta. Bài đọc hôm nay kết thúc đẹp làm sao: ‘giống như người chăn cừu, Người nuôi nấng bầy chiên của mình; trong vòng tay của Người ôm trọn đàn chiên, mang chúng trong lòng của Người và dẫn dắt đàn chiên chăm sóc vỗ về. Đó là sự trìu mến. Chúa an ủi chúng ta âu yếm ngọt ngào.”
“Thiên Chúa là Đấng đầy quyền năng” không e sợ niềm an ủi. Người trở nên dịu dàng, trở nên một hài nhi, trở nên nhỏ bé.” Trong Tin Mừng Chúa Giê-su cũng nói như thế: “Trong cùng một cách như thế, đó không phải là ý định của Cha bạn trên trời mà đó là một trong những đứa trẻ bị đánh mất.” Trong ánh mắt của Chúa, ngài nói tiếp, “mỗi người trong chúng ta rất quan trọng, vô cùng quan trọng, và Người ban phát với sự âu yếm, dịu dàng.” Và người tạo cho chúng ta “đi về phía trước, ban hy vọng cho chúng ta.” Điều này, ngài lại nói, “là việc làm theo nguyên tắc của Chúa Giê-su” trong 40 ngày giữa sự Phục Sinh và Thăng Thiên: để an ủi các môn đệ của Người, để được gần gũi họ và đem lại cho họ niềm an ủi, vỗ về.”
“Người được gần gũi với họ và đem đến hy vọng, Người tiếp cận bằng dự dịu dàng. Nhưng chúng ta nghĩ vể sự dịu dàng ấy Người đã có cùng với các Tông đồ, với Mary Magdalene, với những người Emmaus. Người đã tiếp cận với sự dịu dàng: “Hãy cho tôi cái gì đó để ăn.” Với Thomas: “Hãy xỏ ngón tay của người vào đây.” Chúa luôn luôn làm theo cách này. Đây là niềm an ủi, sự dịu dàng của Chúa, hãy rộng mở: để yêu cầu nó, tìm kiếm nó, bởi đó là niềm an ủi sẽ đem đến cho chúng ta hy vọng, và làm cho chúng ta cảm thấy sự âu yếm của Thiên Chúa Đức Chúa Cha.”
Jos. Tú Nạc, NMS