ĐGH Phanxicô – Vinh quang lớn lao nhất là Thiên Chúa, mọi thứ khác sẽ tàn lụi
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói Thiên Chúa là vinh quang lớn lao nhất và cảnh báo người tin về cơn cám dỗ sùng bái những thứ thế gian và thậm chí thần tượng hoá những thói quen của chúng ta. Thay vào đó, Ngài nói, chúng ta nên nhìn vượt ra khỏi những điều này đến sự trổi vượt, đến Thiên Chúa Đấng Tạo Dựng, mà vinh quang của Ngài không bao giờ tàn lụi. Những lời của Đức Giáo Hoàng là từ trong bài giảng của Ngài trong Thánh Lễ vào Thứ Sáu (13/11) cử hành tại nguyện đường Santa Marta.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô suy tư trong bài giảng của Ngài về vinh quang vĩnh cửu của Thiên Chúa và nói có hai mối nguy làm hao mòn người tin: cơn cám dỗ sùng bái những thứ thuộc về thế gian của chúng ta và thần tượng hoá các thói quen của chúng ta, như thể tất cả điều này là tồn tại đến muôn đời. Thay vào đó, Ngài nói, Thiên Chúa là vinh quang cao cả nhất và điều này được làm rõ trong thánh vịnh mà chúng ta đọc “Trời xanh tường thuật vinh quang của Chúa”. Vấn đề, Đức Giáo Hoàng nói, là con người thường cúi xuống trước những thứ mà vẻ huy hoàng của nó chỉ là một phản chiếu vốn sẽ bị tàn lụi vào một ngày kia – hoặc tệ hơn là chúng lại trở nên dành trọn thậm chí còn cho nhiều niềm vui chóng qua hơn nữa.
Dính bén đến vẻ đẹp ở đây và bây giờ
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảnh báo về “sai lỗi” của nhiều người, Ngài nói, là những người không có khả năng nhìn vượt ra khỏi vẻ đẹp của những thứ thuộc về thế gian hướng đến sự trổi vượt, diễn tả thái độ này là một ngẫu tượng về nội tại triết học.
“Họ bị dính bén với ngẫu tượng này: họ bị kinh ngạc bởi quyền lực và năng lượng của (những thứ này). Họ đã không nghĩ về quyền tối thượng của chúng thì lớn lao hơn biết bao bởi vì Ngài tạo nên chúng, Ngài là cội nguồn và là tác giả của vẻ đẹp này. Thật là một ngẫu tượng khi nhìn vào tất cả những điều đẹp đẽ này mà không tin rằng chúng sẽ tàn lụi. Và sự tàn lụi thì cũng có vẻ đẹp của nó…Và ngẫu tượng về việc dính bén với vẻ đẹp của ở đây và bây giờ này, mà không có cảm thức về sự trổi vượt, thì chúng ta đang mắc nguy cơ khi có điều ấy. Đó là ngẫu tượng của nội tại triết học. Chúng ta tin rằng những điều này hầu như là các thần và chúng sẽ tồn tại mãi. Chúng ta quên mất rằng nó sẽ tàn lụi”.
Một cái bẫy khác hay ngẫu tượng khác mà nhiều người rơi vào, Đức Giáo Hoàng cảnh báo, là ngẫu tượng về những thói quen hằng ngày của chúng ta là điều vốn làm cho tâm hồn chúng ta bị điếc. Ngài nói Chúa Giêsu đã minh hoạ điều này khi Ngài mô tả người nam nữ trong thời ông Nô-ê hoặc Sô-đô-ma là những người ăn uống và dựng vợ gả chồng cho đến khi mưa sinh diêm rơi xuống.
“Mọi thứ đều theo thói quen. Cuộc sống là như thế: chúng ta sống theo cách này, không nghĩ về kết cục của lối sống này. Điều này cũng là một ngẫu tượng: bị dính bén với các thói quen của chúng ta, mà không nghĩ rằng điều này sẽ đi đến hồi kết. Nhưng Giáo Hội giúp cho chúng ta nhìn đến hồi kết của những sự này. Ngay cả khi các thói quen của chúng ta có thể bị tưởng là các thần. Ngẫu tượng ư? Cuộc sống là như thế này và chúng ta tiến bước theo cách này…và như thể vẻ đẹp này sẽ hoàn tất trong một vẻ đẹp khác, các thói quen của chúng ta sẽ có kết cục trong vĩnh cửu, trong một thói quen khác. Nhưng có Thiên Chúa!”
Nhìn vào vinh quang không tàn lụi
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục mời gọi người nghe hướng cái nhìn của họ luôn luôn vượt ra đến một Thiên Chúa Đấng vốn vượt ra khỏi “kết cục của mọi sự được tạo dựng” để không lặp lại lỗi chết người của việc nhìn lại, như vợ của ông Lot đã thực hiện. Chúng ta phải chắc chắn, Ngài nhấn mạnh, rằng nếu cuộc đời là tuyệt vời thì kết cục của nó sẽ là công minh và đẹp đẽ.
“Chúng ta là những người tin không phải là người ngoái nhìn lại, những người đầu hàng, mà là những người luôn luôn tiến bước”. Chúng ta phải luôn luôn tiến bước trong cuộc sống, nhìn vào những điều đẹp đẽ và cùng với các thói quen mà tất cả chúng ta có nhưng không sùng bái chúng. Chúng sẽ kết thúc. Chớ gì những vẻ đẹp nhỏ bé này, là những vẻ đẹp phản chiếu một vẻ đẹp lớn hơn, những thói quen tồn tại của chúng ta trong bài ca vĩnh cửu, chiêm ngắm vinh quang của Thiên Chúa”.
Joseph C. Pham chuyển ngữ từ Vatican Radio