ĐGH Phanxicô – Yêu mến tiền của là thờ ngẫu tượng
Chúa Giêsu không lên án sự giàu có, nhưng sự dính bén đến sự giàu có làm chia rẽ các gia đình và tạo nên các cuộc chiến: đây là trọng tâm của những lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với người tín hữu trong Thánh Lễ sáng Thứ Hai (19/10) tại nguyện đường Santa Marta.
Đừng để tôn giáo trở thành một “công ty bảo hiểm”
Suy tư về các bài đọc trong ngày đã được công bố trong Thánh Lễ sáng Thứ Hai tại nguyện đường Santa Marta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thằng thắn nhắc nhớ các tín hữu đang quy tụ là chúng ta không thể làm tôi hai chủ: hoặc là người phục vụ Thiên Chúa, hoặc là người phục vụ sự giàu có. Chúa Giêsu, “không chống lại sự giàu có như thế”, nhưng Ngài cảnh báo việc đặt sự an toàn của một người vào trong tiền bạc – một điều mà Ngài nói là có nguy cơ “biến tôn giáo thành một đại công ty bảo hiểm”. Thêm vào đó, việc dính bén vào tiền tài gây chia rẽ, như đã được minh hoạ trong Kinh Thánh về câu chuyện “hai anh em tranh cãi với nhau về gia tài”.
“Chúng ta hãy xem xét nhiều gia đình mà chúng ta biết, các gia đình mà thành viên của họ đã đánh nhau, họ đánh nhau, họ thậm chí không ói lời “Chào” dành cho nhau, người này căm ghét người kia – tất cả chỉ vì tài sản thừa kế. Đây chỉ là một trong những trường hợp: tình yêu gia đình, tình yêu con cái, vợ chồng, cha mẹ – không một điều nào trong những điều này là quan trọng – không, chỉ có tiền – và điều này sẽ phá huỷ – thậm chí chiến tranh, chiến tranh mà chúng ta thấy ngày nay: đúng, chắc chắn có một lý tưởng [mà vì đó người ta đánh nhau], nhưng phía sau đó, có đồng tiền; đồng tiền từ những vụ mua bán vũ khí, đồng tiền của những người trục lợi chiến tranh. Do đó, đây không phải chỉ là một gia đình, mà tất cả chúng ta, tôi chắc chắn, biết ít nhất một gia đình quá chia rẽ. Chúa Giêsu thì rõ ràng: ‘Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: nó thật nguy hiểm’. Lòng tham: vì nó mang lại cho chúng ta sự an toàn vốn không thật và nó làm cho bạn cầu nguyện – đúng, bạn có thể cầu nguyện, hãy đi đến nhà thờ – nhưng cũng có một tâm hồn dính bén đến sự giàu có vật chất, và điều đó luôn mang lại kết cục tồi tệ”.
Một ông chủ giàu có sẽ không chia sẻ sự giàu có với các nhân viên của mình
Chúa Giêsu kể một dụ ngôn về người giàu có, “Một ông chủ giàu có”, mà “ruộng đất của ông sinh nhiều hoa lợi”, và, “thay vì nghĩ: ‘Tôi sẽ chia sẻ điều này với các công nhân của tôi, với các nhân viên của tôi, để họ cũng có thể có một chúg hơn cho gia đình họ’, thì lại tự nghĩ, ‘Tôi sẽ làm đây, khi thấy rằng tôi không còn chỗ nào để chứa mùa màng của tôi?’ À, thế thì tôi sẽ phá các kho lẫm của tôi đi và xây những cái lớn hơn’. Dần dần: cơn khát đến từ sự dính bén đối với sự giàu có không bao giờ kết thúc. Nếu bạn có một tâm hồn dính bén với sự giàu có – khi bạn có quá nhiều – bạn muốn hơn nữa. Đây là thần của con người dính bén với sự giàu có”.
Hãy làm việc bố thí, cho đi thậm chí cả điều mà mình đang cần cho bản thân, bằng tình yêu
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục nói rằng con đường dẫn đến ơn cứu độ, là con đường của Tám Mối Phút. “Mối phúc thứ nhất là sự nghèo khó về tinh thần”, nghĩa là không dính bén đến của cải mà, nếu người ta có của cải, thì cần phải đặt vào việc phục vụ người khác, “để chia sẻ, giúp đỡ nhiều người có được con đường của họ”. Dấu chỉ cho chúng ta biết là chúng ta không rơi vào “tội thờ ngẫu tượng này” là bố thí, cho những người đang cần – và không chỉ cho thuần tuý trong sự giàu có của bạn, mà cho đi cho đến tôi phải trả giá “một sự thiếu thốn” có lẽ bởi vì “nó cần thiết cho tôi. Đức Thánh Cha nói, “Đó là dấu chỉ tốt lành: nó có nghĩa là tình yêu của một người dành cho Thiên Chúa thì lớn lao hơn là sự dính bén của một người dành cho sự giàu có”. Vì thế có ba câu hỏi mà chúng ta có thể tự hỏi bản thân mình:
“Câu hỏi thứ nhất: ‘Tôi có cho đi không?’. Thứ hai: ‘Tôi cho nhiều bao nhiêu?’ Thứ ba: “Tôi cho như thế nào?’. Tôi cho như Chúa Giêsu cho không, bằng sự chăm sóc của tình yêu, hay như một người đóng thuế? Tôi cho thế nào? ‘Nhưng thưa cha, cha muốn nói ý gì đây?’ Khi bạn giúp một ai đó, bạn có nhìn vào mắt người ấy không? Bạn có chạm đến tay người ấy không? Thân xác của họ là máu thịt của chính Đức Kitô, người ấy lành anh em bạn, là chị em của bạn. Vào lúc mà bạn giống như Chúa Cha không để cho các con chim trời phải đi mà không có của ăn. Bằng một tình yêu cao cả biết bao mà Cha trao ban! Chúng ta hãy xin Thiên Chúa ban cho ân sủng để biết nhìn vào Ngài, quá giàu có trong tình yêu của Ngài và quá giàu có trong sự đại lượng của Ngài, trong lòng thương xót của Ngài; và chúng ta hãy xin ân sủng để giúp người khác bằng việc thi hành việc bố thí, nhưng như Chúa thực hiện điều đó. ‘Nhưng, thưa Cha, Ngài đã không để cho chính bản thân Ngài mất đi thứ gì cả! Chúa Giêsu Kitô, ngang hàng với Thiên Chúa, đã lấy đi chính khỏi bản thân Ngài điều này: Ngài đã hạ mình, Ngài đã làm cho Ngài ra không – Ngài đã quá lấy đi khỏi Ngài điều gì đấy chứ”.
Joseph C. Pham chuyển ngữ từ Vatican Radio