ĐHY Parolin – Caritas làm chứng cho Chúa Giêsu là Đức Kitô
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin đã cử hành Thánh Lễ vào Thứ Bảy cho các tham dự viên của Đại Hội Khoáng Đại Caritas Internationalis tại Rôma từ ngày 12-17/05. Đức Hồng Y nhắc nhở các thành viên của liên đoàn và các tổ chức phát triển của Giáo Hội Công Giáo rằng Caritas là nhận ra và làm chứng cho Chúa Giêsu là Đức Kitô. Dưới đây là bài giảng Lễ của Ngài:
Các bạn thân mến,
Mỗi một Đại Hội Khoáng Đại của một tổ chức, giống như tổ chức Caritas Internationalis lớn và nổi tiếng này, thì giống như một đường đích đến, và điều này có lẽ là đúng về cuộc quy tụ này cách riêng. Trong bốn năm vừa qua một sự thay đổi sâu sa đã được kinh nghiệm trong Liên Đoàn, và theo đó Hội Nghị lần này hướng đến một giai đoạn biến đổi gần gũi, là điều khởi đi từ sự cần thiết về việc làm cho bản chất của Caritas Internationalis trở nên phù hợp với tính cách pháp lý công của nó theo Giáo Luật. Do đó, cuộc quy tụ này là tượng trưng cho một đường đích quan trọng, và, vì lý do này, tôi muốn hiệp cùng các bạn để cử hành Mầu Nhiệm Thánh Thể này, là một dịp, trên hết tất cả, như một hành động tạ ơn Thiên Chúa Đấng đã đồng hành cùng với chúng ta và Đấng tiếp tục đồng hành với chúng ta trên con đường của chúng ta trong cuộc sống.
Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe hôm nay, đang sống động cùng với bầu khí của những ngày này và được đánh dấu bởi mầu nhiệm của Sự Thăng Thiên. Bài Tin Mừng hôm nay kết thúc bằng những lời: “Thầy từ Chúa Cha mà đến và Thầy đã đến thế gian. Thầy lại bỏ thế gian mà đến cùng Chúa Cha" (Ga 16:28). Những lời này diễn tả sự tự ý thức của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đến thế gian để cứu thế gian khỏi tội lỗi và khỏi sự chết; Chúa Con Đấng giờ đây trở về cùng Chúa Cha để vẫn tiếp tục ở với chúng ta, không phải theo dạng thức con người hiện hữu nữa, mà trong mầu nhiệm của một sự hiện diện vô hình nhưng lại hiệu nghiệm; tách rời khỏi các giác quan, nhưng vẫn chạm tới được; siêu việt, nhưng cũng rất sâu sắc là lịch sử, thi hành một sự ảnh hưởng lên lịch sủ và đưa lịch sử đến hồi viên mãn của nó.
Bài đọc thứ nhất thuật lại câu chuyện của Apollo, một môn đệ nhiệt thành rao giảng về Đức Kitô và cho thấy rằng sự hiện diện của Con Thiên Chúa có một sự diễn tả thiết yếu trong Giáo Hội, đó là trong nhóm môn đệ ấy là những người, đã nhận biết mầu nhiệm Đức Kitô, trở nên nhân chứng của Ngài, để có thể đưa hết mọi người vào dự phần trong niềm vui của Tin Mừng. Tôi bị đánh động bởi dữ kiện là, trong bản văn từ Sách Công Vụ Tông Đồ này, cũng như trong các phần khác của Tân Ước, niềm vui của Tin Mừng được tóm gọn lại trong một vài từ: “Chúa Giêsu là Đức Kitô”. Tác giả của sách Công Vụ Tông Đồ tóm lược lại việc rao giảng của Apollo bằng những lời này: “[ông] dẫn Kinh Thánh mà minh chứng rằng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô” (Cv 18:28). Do đó sự tự nhận thức của Chúa Giêsu tiếp tục trong hoạt động của Giáo Hội.
Các bạn thân mến, ngỏ lời cùng các bạn hôm nay tôi không thể không dừng lại để suy tư sự xác định này: Chúa Giêsu là Đức Kitô, trọng tâm của việc rao giảng của Giáo Hội. Điều này cần phải trở thành thịt của thân xác của chúng ta; và điều này, trên hết tất cả, trong đời sống cá nhân của chúng ta.
Trở thành Kitô Hữu – tuyên xưng rằng Chúa Giêsu là Đức Kitô – là, trước hết, một thái độ cá nhân, trưởng thành và đã suy tư bởi những người có trách nhiệm khác nhau ở các cấp độ khác nhau của Caritas. Một thái độ chứ không phải cái nhãn bề ngoài. Nó xuất phát từ sự xác tín gần gũi có thể chảy tràn một sự phục vụ xứng đáng với danh thánh mà chúng ta đang mang lấy. Chúng ta không thể làm điều gì khác hơn là nhấn mạnh rằng mục tiêu đầu tiên của Caritas là nhận ra và làm chứng rằng Chúa Giêsu là Đức Kitô.
Điều này không thể đơn giản coi nhẹ được, như thể đó là một tiền đề, mà hơn thế nó là một sự trung tính cần được đổi mới mỗi ngày. Tôi tha thiết mời gọi các bạn suy xét chiều kích đức tin Kitô này của công việc phục vụ của các bạn như là một thành tố chính làm cho Caritas thực sự là Bác Ái Kitô Giáo (Caritas Christi).
Đây là một suối nguồn mang lại ý nghĩa của sự hiện diện của chúng ta trong thế giới: như là một sự liên tục của sự hiện diện của Thiên Chúa. Điều đó cũng trở thành một tiêu chí để xét đoán thực tại xung quanh chúng ta. Đối với các vấn đề kinh tế và xã hội, đối với bản chất mang tính sinh thái và nhân chủng, các Kitô Hữu có ngay trong tay mình một cách thế để đọc và giải thích thực tại như thế bằng đôi mắt của Đức Kitô. Là Kitô Hữu những thực tại này đặt ra cho chúng ta những vấn đề, cần có một câu trả lời. Chúng ta không thể chỉ thờ ơ khi đối diện với những nhu cầu lớn lao của nhân loại.
Cách riêng tôi nghĩ về những sự khẩn thiết chính, chẳng hạn như là điều đang gây ảnh hưởng tới Nepel trong những tuần qua, hoặc về những khủng hoảng chính như ở Syria hoặc ở Iraq, vì điều đó mà Cộng Đồng Quốc Tế vẫn chưa thể tìm ra được một con đường đi đến giải pháp đúng đắn và chung.
Nhưng thách đố thật sự cho niềm tin của chúng ta là theo cách thế mà chúng ta đáp trả. Niềm tin của chúng ta mang lấy sự giải thích thế nào về những nhu cầu của con người và sự đáp trả dành cho họ? Đây là một vấn đề cần phải đi bước trước, đồng hành và hoàn thiện mọi việc suy xét mang tính chiến lược hoặc chính trị.
Đối với tôi dường như là một trong những nét đặc trưng chính yếu của phong cách này làm nên sự khác biệt cho một tổ chức bác ái Công Giáo, và đặc biệt là Caritas, cần phải là một cuộc gặp gỡ cá nhân với người đang đau khổ. Thật là đáng chú ý là Đức Giáo Hoàng không nói về tình trạng nghèo nàn, mà về người nghèo. Phía sau mọi hiện tượng xã hội, luôn là con người. Khi Giáo Hội nói về trọng tâm của con người, thì đây cũng là điều Giáo Hội muốn nói: rằng sự chú ý đúng đắn của chúng ta là con người, trước khi xem xét các tiến trình xã hội.
Bắt tay ai đó, nhìn vào mắt của họ, mang lại một sự hiện diện thân thiện, cứu một người khỏi tình trạng cô đơn – điều này cần phải là mối bận tâm của công việc của Caritas: vì phần ích của một người, được tạo nên theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, một nơi đặc biệt mà Thiên Chúa tỏ mình. Không phải đơn thuần là tình cờ mà Chúa Giêsu đồng hoá chính Ngài với người đau khổ: Ta đói, Ta khát, Ta mình trần, đau yếu và bị giam tù (x. Mt 25).
Chúng ta không thể đánh mất tầm nhìn về chiều kích cá nhân của sự đau khổ dưới nhiều dạng thức khác nhau, cũng như là chiều kích cá nhân của sự đáp trả của chúng ta. Thật rõ ràng là tất cả điều này không ngăn cản một sự can thiệp vào các cấu trúc, tiến trình và những quyết định chính. Nhưng, có lẽ cũng ở cấp độ đó, mà sự đóng góp lớn lao của chúng ta một cách đúng đắn đặt chiều kích cá nhân của mọi hình thức bất công và sự dữ mà nhân loại đang chịu đau khổ lên hàng đầu.
Chiều kích thứ hai, là chiều kích mà Lời Chúa dẫn chúng ta đến việc suy tư sáng nay, đó là chiều kích của Giáo Hội tiếp tục công việc của Đức Kitô. Điều này có một giá trị đặc biệt đối với chúng ta hôm nay. Trong Tông Thư Deus Caristas est, Đức Benedict XVI nhấn mạnh rằng các tổ chức bác ái là một công trình riêng (Opus Proprium) của Giáo Hội, một nhiệm vụ đúng đắn đối với Giáo Hội. Điều này rõ ràng cho thấy rằng chủ thể thực sự của công việc phục vụ của bác ái là chính Giáo Hội. Điều này còn đúng hơn đối với Caritas. Trong phần giới thiệu mang tính thần học đối với sắc lịnh Tháng Ba năm 2012, mà các điều lệ của Liên Đoàn đã được phê chuẩn, thì Caritas được xác định như là một khí cụ đặc biệt của các Giám Mục trong việc thi hành hoạt động bác ái của Giáo Hội. Là như thế, không giống như nhiều công việc được khen ngợi xuất phát từ những sáng kiến của người tín hữu, hay tu sỹ, Caritas có một mối quan hệ đặc biệt với Thẩm Quyền, mà từ đó nó mang lấy nguồn gốc. Do đó, Caritas sẽ không tồn tại mà không có một mối quan hệ thiết yếu với Giáo Hội.
Điều này dường như đối với tôi quan trọng tối thiểu ở hai cách. Trước hết, đó là Caritas có thể lớn mạnh và được đón nhận trong Giáo Hội, từ cấp giáo xứ đến cấp quốc tế. Điều này làm cho Giáo Hội trở nên nhạy bén hơn với sự phục vụ bác ái. Theo nghĩa này, Caritas có một vai trò độc nhất trong cộng đồng người tín hữu, như một sự nhắc nhở về chiều kích phục vụ là đúng đắn cho mọi đời sống và cộng đồng Kitô giáo. Điều có ý nghĩa là điều, ngay trong Giáo Hội, các bạn mang một vai trò làm chứng và ngôn sứ, để làm cho diện mạo của Giáo Hội trở nên mẫu tử và đón tiếp hơn nữa, để Giáo Hội có thể sống tròn đầy hơn nữa bản tính bác ái của mình. Trong ngữ cảnh này, lời mà mẫu gương của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một động lực cho hết tất cả chúng ta. Cách thứ hai là “việc thuộc về Giáo Hội” này là quan trọng mà không một tổ chức Caritas nào có thể tồn tại cùng với Giáo Hội, khi xét đến Giáo Hội như là một đối tác, hơn là một chủ thể của hoạt động của nó.
Sự hiệp thông với Giáo Hội địa phương là một nét tính cách cố hữu của Caritas, và không có một chiến lược nào hay một sự thoả thuận nào với các nhà tài trợ quốc gia hay quốc tế có thể làm cho chúng ta tách lìa khỏi sự hiệp thông sâu sa này, như thế đó là một vấn đề về căn tính rất quan trọng của chúng ta. Về mặc nối kết rất chặt chẽ này với Giáo Hội, vốn đang tiếp tục công việc của Đức Kitô, thì dường như đối với tôi thật quan trọng để tóm lược điều này – chiều kích giáo hội của Caritas – theo nghĩa có sứ vụ kép: (1) làm cho diện mạo của Caritas ngày càng trở nên giáo hội hơn, và (2) diện mạo của Giáo Hội trở nên bác ái hơn.
Tôi muốn kết thúc ở đây với một đôi điều cám ơn, mà tôi hy vọng sẽ làm cho con đường của những lời cám ơn này đi đến tận cội rễ của chúng, đối với biết bao người mà, theo tên của các bạn, mang lại sự xoa dịu cho quá nhiều người đang đau khổ. Tôi xin cám ơn Caritas về chứng tá lớn lao của nó. Liên Đoàn được trân quý một cách lớn lao, ngay cả trong cõi thế tục, một cách rõ ràng bởi vì nó thuộc về Giáo Hội, làm cho nó có thể can thiệp đến tận những giới hạn của nó, theo một cách trực tiếp và vươn xa. Xin cám ơn các bạn vì đã làm những chứng nhân trực tiếp cho tình yêu của Thiên Chúa danh cho nhân loại và ý muốn của Ngài để mang lại sự sống dồi dào.
Tôi cũng xin cám ơn Liên Đoàn vì sự cộng tác đã được thể hiện trong những năm qua trong việc áp dụng những điều lệ mới được Toà Thánh phê chuẩn. Sự cộng tác này mang lại nhiều hoa trái tốt lành vì thiện ích của tất cả, và tôi chắc rằng sẽ còn sinh nhiều hoa trái hơn nữa, bởi vì sức mạnh của chúng ta thực ra là sự hiệp thông giáo hội. Do đó mong muốn của tôi là, cũng như trong những năm sắp tới, sự cộng tác như thế với Tông Toà có thể thiếp tục, đặc biệt là với Quốc Vụ Khanh, và với Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm (Cor Unum), là một Thánh Bộ có năng lực theo nghĩa này. Cuối cùng tôi xin gửi đến lời chúc tốt lành nhất của tôi cho vị Tân Chủ Tịch được bầu chọn của Liên Đoàn, và cho các cơ quan khác sẽ được bầu chọn trong những ngày này.
Chúng ta mon muốn để trung thành uỷ thác công việc của chúng ta cho Đức Kitô mà chúng ta đang khiêm tốn làm chứng, và cho Mẹ Đồng Trinh của Ngài, vì thiện ích của Giáo Hội và cho toàn thể nhân loại. Amen.
Joseph C. Pham chuyển ngữ từ Vatican Radio