Đức Phanxicô – Thần học về sự nghèo khó
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong Thánh lễ tại nguyện đường Santa Marta vào buổi sáng Thứ Ba (17/06). Theo các bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha đã suy tư về vị thế của sự nghèo trong Tin Mừng, nói rằng Tin Mừng trở nên không thể hiểu được nếu thiếu vắng sự nghèo, và rằng thật là không công bằng khi dán nhãn cho các linh mục là những vị thể hiện mối bận tâm mục vụ cho người nghèo là những người “Cộng Sản”.
Trong bài đọc thứ nhất, là bài nói về cách mà Thánh Phaolô đã tổ chức một buổi quyên góp trong Giáo Hội Côrintô, vì lợi ích của Giáo Hội Giêrusalem, mà các thành viên của Giáo Hội này đã đối diện một nỗi gian truân lớn lao. Đức Gíao Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng, ngày nay cũng như thời đó, nghèo nàn là “một từ luôn luôn gây xấu hổ”. Nhiều lần, Ngài nói, chúng ta nghe: “Nhưng vị linh mục này nói quá nhiều về sự nghèo, vị giám mục này nói về sự nghèo, người Kitô Hữu này, vị nữ tu này nói về sự nghèo… họ chẳng phải là một người cộng sản nhỏ bé, có đúng không?” Trái lại, Ngài cảnh báo, “Nghèo là trọng tâm của Tin Mừng: nếu chúng ta loại trừ sự nghèo ra khỏi Tin Mừng, thì không ai có thể hiểu được bất kỳ một điều gì về thông điệp của Chúa Giêsu”.
Khi niềm tin không đạt tới các túi tiền thì đó không phải là điều đúng đắn
Thánh Phaolô, Đức Giáo Hoàng nói, nói với Giáo Hội Côrintô, nhấn mạnh đâu là sự giàu có thực sự của họ: anh em vượt trổi về mọi mặt: về lòng tin, về hùng biện, về sự hiểu biết, về mọi hình thức nhiệt thành”. Lời giáo huấn của Vị Tông Đồ là: “cũng như về lòng bác ái của anh em, thì anh em cũng phải vượt trổi trong việc phúc đức này”:
“Nếu các bạn đã quá giàu có trong tâm hồn, thì những sự giàu có này về lòng nhiệt thành, bác ái, Lời Chúa, sự hiểu biết về Thiên Chúa – chúng ta cũng hãy đề cho sự giàu có này chạm tới túi tiền của bạn – và đây là luật vàng: khi niềm tin không chạm tới túi tiền của bạn, thì đó không phải là niềm tin đúng đắn. Đó là một luật vàng ở đây mà Thánh Phaolô nói, cách thiết yếu: ‘cũng như về lòng bác ái của anh em, thì anh em cũng phải vượt trổi trong việc phúc đức này’. Ở đây là sự tương phản giữa sự giàu có và sự nghèo. Giáo Hội Giêrusalem thì nghèo, đang trong tình trạng khó khăn về kinh tế, nhưng giáo hội này lại giàu có, bởi vì nó có kho tàng của thông điệp Tin Mừng. Giáo Hội nghèo của Giêrusalem, đã làm giàu có Giáo Hội Côrintô bằng thông điệp Tin Mừng; nó mang lại sự giàu có của Tin Mừng”.
Hãy làm cho sự nghèo của Đức Kitô làm cho chúng ta giàu có
Tiếp tục đoạn cắt nghĩa về Thánh Phaolô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục mời gọi tất cả chúng ta theo mẫu gương của Giáo Hội Côrintô: Giáo Hội mà các thành viên của Giáo Hội này đã gặp nhiều vấn đề về sự thịnh vượng vật chất và quá nhiều điều, những người nghèo mà không loan báo Tin Mừng, nhưng là những người làm cho Giáo Hội Giêrusalem giàu có, giúp xây dựng Dân Chúa. Đây là nền tảng của “nền thần học về sự nghèo”: Đức Giêsu Kitô, Đấng giàu có – cùng với sự giàu có của Thiên Chúa – đã làm cho chính bản thân Ngài trở nên nghèo khó, Ngài đã tự hạ bản thân Ngài vì chúng ta. Do đó, điều này chính là ý nghĩa của Mối Phúc đầu tiên: ‘Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó’, ví dụ, ‘trở nên nghèo là để cho bản thân mình được giàu có nhờ bởi sự nghèo khó của Đức Kitô, khao khát không phải nên giàu có bằng những sự giàu có khác hơn là những sự giàu có của Đức Kitô’:
“Khi chúng ta giúp người nghèo, chúng ta đang không làm công việc của các cơ quan cứu trợ ‘bằng cách thế Kitô Giáo’. Những việc này là tốt, nhưng nó là một điều bị giảm xuống thành thực hiện – công việc cứu trợ là tốt và rất nhân bản – nhưng đó không phải là sự nghèo khó Kitô Giáo, là điều mà Thánh Phaolô mong muốn chúng và và giảng dạy cho chúng ta. Sự nghèo khó Kitô Giáo là điều mà tôi cho đi phần của tôi, chứ không phải là điều tự bản chất là dư thừa – tôi cho đi thậm chí là điều mà tôi đang cần thiết cho chính tôi, cho người nghèo, bởi vì tôi biết rằng người nghèo làm cho tôi nên giàu có. Tại sao người nghèo lại làm cho tôi nên giàu có? Bởi chính Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng Ngài ở nơi người nghèo”.
Sự nghèo khó Kitô Giáo không phải là một ý thức hệ
Khi một người tự tước bỏ khỏi bản thân mình một điều gì đó, thì không chỉ khỏi sự giàu có của chúng ta, để trao cho một người nghèo, cho một cộng đồng, thì người ấy sẽ trở nên giàu có. Chúa Giêsu hoạt động ở nơi người thực hiện việc này, Khi người ấy thực hiện việc này, và Chúa Giêsu hoạt động ở nơi người nghèo, là người làm giàu cho người trao cho mình sự giàu có của mình.
“Đây là thần học về sự nghèo: Điều này là bởi vì sự nghèo khó là trọng tâm của Tin Mừng; nó không phải là một ý thức hệ. Rõ ràng chính là mầu nhiệm này, mầu nhiệm của Đức Kitô Đấng đã tự hạ chính Ngài, Đấng đã để cho chính bản thân Ngài trở nên nghèo nàn để làm cho chúng ta nên giàu có. Vì thế thật dễ hiểu vì sao mà Mối Phúc thứ nhất là ‘Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó’. Trở nên nghèo trong tinh thần có nghĩa là bước đi trên hành trình này của Thiên Chúa: sự nghèo khó của Thiên Chúa, Đấng đã tự hạ chính bản thân Ngài đến mức trở thành cơm bánh cho chúng ta, trong hy tế này [Thánh Lễ]. Ngài tiếp tục hạ mình trong lịch sử của Giáo Hội, trong việc tưởng niệm cuộc khổ nạn của Ngài, bằng việc tưởng niệm về sự tự hạ của Ngài, tưởng niệm về sự nghèo của Ngài, bởi bánh này mà Ngài làm cho chúng ta nên giàu có”.
Joseph C. Pham chuyển ngữ từ Vatican Radio