Giáo Hội phải đồng hành chứ không kết án người dân, một Hồng Y Thuỵ Sỹ nói
Thuỵ Sỹ. 05/08/2015 (MAS/SLM) – Trong việc là một người quản lý lòng thương xót của Thiên Chúa và một người hướng dẫn trên con đường đi đến sự thánh thiện, Giáo Hội Công Giáo phải đưa ra những đường lối tốt hơn để “đồng hành” với người dân trong đời sống gia đình của họ chứ không chỉ đơn giản kết án những người đã thất bại, một nhóm các thần học gia nói, bao gồm cả cựu thần học gia của phủ giáo hoàng.
Đức Hồng Y Georges Cottier, đã phục vụ trong tư cách là thần học gia của giáo hoàng từ năm 1989 đến 2005, nói, “Trong chủ thuyết hà khắc, có một sự tàn bạo cố hữu vốn trái ngược với sự nhẹ nhàng mà Thiên Chúa hướng dẫn từng người bằng sự nhẹ nhàng ấy”.
Tờ La Civilta Cattolica, một chuyên san của Dòng Tên đã xem lại trước khi cho ấn hành, đăng tải một bài phỏng vấn vào Thứ Năm tuần trước với Đức Hồng Y Cottier về lòng thương xót và Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình sắp tới.
Đức Hồng Y nói Ngài chắc chắn rằng Năm Thương Xót mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố sẽ ảnh hưởng đến công việc của thượng hội đồng, có nhiệm vụ loan báo về kế hoạch của Thiên Chúa dành cho gia đình nhân loại và hỗ trợ hết mọi người Công Giáo – bao gồm cả những người mà giáo hội đang xác định là những hoàn cảnh “bất thường” – để trưởng thành trong sự thánh thiện.
“Một số người đã bị vấp phạm bởi Giáo Hội bởi vì một sự phán xét tiêu cực được đưa ra theo một cách thế phi nhân bản và không có linh hồn”, ĐHY Cottier nói. “Họ cảm thấy bị xua đuổi đi, bị khước từ theo một cách nghiêm trọng”.
Trong khi đó các vị mục tử của Giáo Hội phải duy trì giáo huấn của Giáo Hội, Ngài nói, “thì điều này cần phải được trình bày và giải thích theo một ngôn ngữ rõ ràng truyền tải sự quan tâm mẫu tử của Giáo Hội”.
“Thông qua tiếng nói của các vị mục tử của giáo hội”, ĐHY Cottier nói, “Giáo Hội luôn luôn phải cho thấy rằng Giáo Hội được hướng dẫn bởi những đòi hỏi của lòng thương xót”.
Cũng vào cuối Tháng Bảy, hội đồng giám mục Đức đã đưa lên trang web của mình bản dịch của những bài viết từ một cuộc nghiên cứu thần học vào ngày 25/05, được tài trợ bởi các vị chủ tịch hội đồng giám mục Đức, Pháp và Thuỵ Sỹ.
Trong khi chuẩn bị cho thượng hội đồng, sẽ diễn ra từ ngày 4 – 25/10, các giám mục nói rằng họ muốn nghe những suy tư của các nhà thần học, các học giả kinh thánh và các luật sư giáo luật. Một số tác giả, là những người không được mời đến buổi họp và chỉ trích vị thế của một số tham dự viên, cho rằng thượng hội đồng là một “thượng hội đồng tăm tối”.
Đa số những vị trình bày đều khẳng định rằng giáo lý và giáo luật của giáo hội phải nói theo ngôn ngữ bao quát, những áp dụng mục vụ của giáo huấn của giáo hội về đời sống hôn nhân và gia đình phải suy xét đến lịch sử và hoàn cảnh của các cá nhân có liên quan và mang lại cho họ một sự hướng dẫn và trợ giúp trong việc trưởng thành trong sự thánh thiện.
Anne-Marie Pelletier, một thần học gia từ Paris, đã nói với các giám mục rằng Phúc Âm làm rõ rằng Chúa Giêsu đã thấy tính bất khả phân ly của hôn nhân như là điều mà Thiên Chúa muốn cho người nam và người nữ; trình thuật sáng tạo thứ nhất trong Sách Sáng Thế, bà nói, thậm chí còn có ý nói rằng mối dây liên kết là “điều làm cho con người theo ‘hình ảnh của Thiên Chúa’”.
Tuy nhiên, bà nói, Giáo Hội phải tìm ra một cách để mang lại sự chữa lành và sự phục sinh cho những người mà “sau một sự thất bại hoặc bỏ rơi, thực hiện một cam kết – vì những lý do không thể tách biệt khỏi những câu chuyện cá nhân của họ, là những điều luôn luôn độc nhất – cho một sự hiệp nhất thứ hai”.
Cha Francois-Xavier Amherdt, một thần học gia ở Fribourg, Thuỵ Sỹ, đã nói với các giám mục về tình dục như là một biểu hiện của tình yêu. Ngài khẳng định về tầm quan trọng của việc “khước từ mọi sự phân biệt đối xử đối với những người nhận thấy chính bản thân họ là đồng tính”, nhưng Ngài cũng nói rằng giáo hội phải thực hiện “một sự xác quyết về sự bất bình đẳng” giữa tình dục khác phái và tình dục đồng phái.
Trong Sách Sáng Thế, Ađam đã biết nói với E-và “Người này là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”, bởi vì bà không phải “là một phiên bản sao chép, nhưng là điều mà ông đang thiếu”, Cha Amhert nói. Sự khác biệt nam – nữ là quan trọng, Ngài nói.
Trong những hoàn cảnh mà đôi bạn không sống lý tưởng hôn nhân Công Giáo, Ngài nói, thì việc thự thi quyền mục tử của Giáo Hội phải phản ánh “một nền thần học của ân sủng”, là điều nhận ra điều tốt đang hiện diện trong tình yêu của họ dành cho nhau và nỗ lực xây dựng trên nền tảng ấy.
Cha Alain Thomasset Dòng Tên, đang giảng dạy ở Paris, nói với các giám mục rằng một cách tiếp cận của Giáo Hội tập trung nhiều hơn vào việc nhận ra những hành động mang tính “sự dữ bản năng”, hơn là vào việc cổ võ sự phát triển thiêng liêng, ngày nay được cho là thất bại. Nó bắt đầu bằng việc “lên án phương pháp ngữa thai giả tạo, các hành vi tính dục vủa người đã ly hôn và người đã tái hôn dân sự và của đôi bạn đồng tính, thậm chí của những người đang bình ổn “trong sự cam kết của họ cho nhau.
Sự đồng hành mục tử, Ngài nói, được thôi thúc bởi một niềm tin rằng “Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô là một Thiên Chúa của tình yêu, Đấng không muốn sự chết nhưng của sự sống và hạnh phúc và Đấng mời gọi mỗi người tiến bước trên hành trình của sự trưởng thành và thánh thiện”.
Sự tha thứ và lòng thương xót là thiết yếu cho sự tiến bộ, Ngài nói, và có thể được mở rộng ra trong một số hoàn cảnh nhất định đối với một số người Công Giáo đã ly hôn và tái hôn dân sự và đối với một số người đống tính Công Giáo đang sống trong các mối quan hệ trung tín và ổn định.
Một bản tóm tắt lại những thảo luận tại cuộc họp Tháng Năm đã nói sự hoà giải là “một chiều kích nền tảng của thông điệp Kitô Giáo. Trong bối cảnh này, người ta nói rằng một tiến trình hoà giải dành cho hết mọi người nam nữ trong mọi hoàn cảnh không để bị loại trừ”.
“Sự thật mà đối với những người ly hôn và tái hôn, những người đang năng động về mặt tình dục trong các mối quan hệ thứ hai của họ, sẽ không có khả năng về sự hoà giải thiết lập nên một cái kết chết chóc”, bản tóm tắt nói. “Trong việc thực hành tôn giáo sẽ không có sự song hành đối với sự khước từ này”.
Jospeh C. Pham theo Catholic Herald