Hăng say làm việc thiện để mừng Chúa Giáng Sinh

24-12-2013 Chức năng bình luận bị tắt ở Hăng say làm việc thiện để mừng Chúa Giáng Sinh by

GIÁNG SINH – LỄ ĐÊM 
Isaia 9: 1-6; T,vịnh 96; Titô 2: 11-14; Luca 2: 1-14
Lm. Jude Siciliano, OP12/23/2013

HĂNG SAY LÀM VIỆC THIỆN ĐỂ MỪNG CHÚA GIÁNG SINH

Bài phúc âm của Thánh Luca nói về lúc Chúa Giêsu sinh ra có vẻ hơi ảm đạm, hầu như là một đề tài tách ra khỏi phúc âm. Các thần sứ Thiên Chúa, các nhà chiêm tính và ngôi sao lạ ở đâu? Sao lại không có ở đó để đón chờ sự việc sắp xảy ra? Lúc Chúa Giêsu sinh ra, lại là một sự việc diễn ra trong chốc lát: có lệnh kiểm tra dân số, thành phố đầy nghẹt người, không có chỗ trong quán trọ, vì thế khi hài nhi vừa sinh ra phải dược bế đặt trong máng cỏ. Luca viết câu chuyện như một nhà báo tường thuật sự việc hơn là một tác giả của phúc âm loan báo tin mừng khởi màn việc cứu rỗi đến cho loài người.

Những lời nói về nơi chốn, các nhân vật lịch sử đã làm nhẹ đi chủ điểm vì đó là một sự việc xảy ra thôi. Nhưng, Luca có thêm vào những điều Luca đã học hỏi khi là một tín hữu như: hài nhi sinh trong "thành Vua Đavit" như Kinh Thánh đã báo trước (Is 1: 3; Gr 14: 8). Có những nhân vật quyền uy cai trị thế giới vào thời điểm Chúa Giêsu sinh ra: là để quốc Lamã. hoàng đế trị vì là Caesar Augustus và ông Quirinius làm tổng trấn ở Xyria. Luca viết rõ như thế để chứng tỏ Thiên Chúa có thể dùng quyền uy thế gian để thực hiện dự định của Ngài. Đối với người đời, đế quốc Lamã đã dùng quyền uy để đổi thay đời sống dân chúng. Và đúng thế, đế quốc Lamã đã hành động như vậy. Các người có quyền uy có thể ra lệnh kiểm tra dân số để làm dân chúng đi tứ tán. Nhưng với nhãn quan đức tin, chúng ta thấy đó là bàn tay Thiên Chúa hành động, dùng quyền uy thế gian để thực hiện việc Thiên Chúa dự định cho chúng ta. Các bạn có nhớ chuyện thánh Phaolô bị bắt đưa về La Mã không? Nhờ đó Phaolô có thể rao giảng ở La Mã.

Luca bắt đầu câu chuyện với những sự việc có vẻ như không chú trọng vào vấn đề. Bây giờ (từ câu 8 đến câu 14) Luca quy chiếu vào việc loan báo đức tin. Trong hang đá không có thiên thần, nhưng các người chăn chiên đã đến tìm do họ đã nghe sứ thần Chúa loan báo. Chúng ta có thể nghĩ rằng ít ra nên có một sứ thần Chúa đến viếng thăm như lúc sứ thần truyền tin cho Đức Maria thì có vẻ an ủi biết bao. Tôi thích một lời bình luận về Kinh Thánh của một tác giả như sau: Đức Maria ở xa nhà, đang ở trong một hang đá, và vừa sinh hạ một hài nhi, không có sứ thần Chúa ở đó nên Maria suy nghĩ trong lòng. 

Ai là người không muốn có người nâng đỡ trong lúc gặp khó khăn? Maria có thể tự hỏi: tôi làm việc này có đúng hay không? Nếu tôi làm đúng thì sao lại khó khăn như thế này? Sao tôi lại không được người khác an ủi và giúp đỡ? Thiên Chúa ở đâu trong việc này? Rối sự việc sẽ ra sao? Trong lúc Maria nhìn vào hài nhì và suy nghĩ những điều ấy trong lòng, thì ông Giuse có nghĩ như vậy không? Trước đó Maria được sứ thần Chúa báo là "Maria đẹp lòng Chúa" (Lc 1: 30). Điều sứ thần nói với Maria là điều đã được nói với mọi người trong chúng ta. Chúa Giêsu là dấu chỉ Thiên Chưa được đẹp lòng vì chúng ta; nhất là khi chúng ta nhìn xung quanh chúng ta trong trường hợp có biết bao nhiêu câu hỏi. Nhưng, tiếc thay là chúng ta không được an ủi trong lời cầu nguyện và trong đời sống hàng ngày. Nhưng, phúc âm hôm này quả quyết với chúng ta là Thiên Chúa ở trong chổ ẩn khuất, và không có sứ thần nào cả.

Ở Hoa Kỳ, người ta đang liên tục bàn cải về vấn đề người di cư. Sáng hôm nay tôi lại nghe tin tức là 12,000 em bé đã chết vì chiến tranh ở Syria. Có trên 4 triệu người phải di tản ở Syria, và 2 triệu người đã chạy tránh bạo lực chiến tranh và đang sống trong lều vài ở các nước lân cận. Lại thêm tin tức dân chúng ở Nam Sudan, và ở Trung Tâm Phi Châu. Bao nhiêu đau thương và nạn di dân lan tràn trên khắp thế giới.

Việc Chúa Giêsu sinh ra, nằm trong máng cỏ thuộc dạng chuyện ngoài lề xã hội. Cha mẹ Chúa Giêsu không tìm được chỗ trong quán trọ, nên Chúa Giêsu sinh ra đặt nằm trong máng cỏ giữa các gia súc. Thiên Chúa đến trong thế giới chúng ta như một người di dân, ở trong một gia đình bình thường, sống dưới ách bạo tàn của một đế quốc. Lịch sử còn cho biết thêm về vua Herode Cha, là người đã giết vợ và 3 con trai để tranh dành quyền lực. Thánh Mátthêu lại nói về việc các hài nhi bị giết. Khi các nhà chiêm tinh đến Giêrusalem để tìm nơi "Vị vua Do thái mới sinh", vua Herode tìm cách gạt bỏ tất cả những gì có thể ngăn trở quyền lực của mình.

Những thông tin này trái ngược với những bài ca hát mừng lễ Giáng Sinh, và những tiệc tùng ở các sở làm, và những quà tặng vào dịp Lễ Giáng Sinh. Chúa Giêsu sinh ra trong một xã hội đang bị cái trị bởi đế quốc Lamã. Cha Gustavo Gutierrez, O.P. nói là chúng ta nên quên đi những sự việc thật sự đang xảy ra trong xã hội chúng ta, nếu không thì việc Chúa Giêsu sinh ra là một ảo ảnh trong thế giới chúng ta. Đấng Cứu thế đã sinh ra trong một thế giới đang bị đô hộ. Ngài sinh ra trong nghèo hèn, không như một vị vua, nhưng như là một tôi tớ.

Hôm nay thánh Phaolô tóm tắc mầu nhiệm nhập thể, và thách đố chúng ta "Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Nó giúp chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân, và những đam mê trần thế, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này". Thư thánh Phaolô viết cho Titô chỉ đọc trong lễ Giáng Sinh, và nâng cao bài phúc âm của Luca về việc Chúa Giêsu sinh ra, gồm cả Đấng Hài Nhi, các sứ thần Chúa trên trời. Mặc dù đó là đêm lễ Giáng Sinh, bài trích thư Titô không nói đến việc Chúa Giêsu sinh ra. Hơn nữa, hình như thánh Phaolô làm bối cảnh lễ Giáng Sinh thêm ảm đạm cho các tín hữu khi nói họ hãy từ bỏ "lối sống vô luân và những đam mê trần tục". Vậy đừng mời thánh Phaolô đến dự tiệc tùng ở sở làm nhé!

Phaolô không nói rõ về vấn để Chúa Giêsu sinh ra. Ông chỉ loan báo "Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ" đem ơn cứu độ với việc Chúa Kitô đến lần thứ nhất. Rồi Phaolô nhắc đến việc Chúa Kitô sẽ trở lại một lần nữa. Thánh Phaolô gọi lần thứ hai Chúa Kitô đến là "ngày hồng phúc". Đây là hình ảnh giúp chúng ta suy ngẫm một chút trong phụng vu hôm nay. Linh mục chủ tế sẽ tóm tắc lời cầu nguyện sau khi đọc kinh Lạy Cha…" trong lúc chúng ta chờ đợi ngày hồng phúc và ngày Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng ta lại đến".

Mùa Vọng không chỉ là mùa mong đợi ngày sinh của Đấng Mêsia. Đó cũng là lúc nhắc chúng ta nhớ đến việc chúng ta chờ đợi trong hy vọng ngày Chúa Kitô đến lần thứ hai. Hôm nay chúng ta có thể mừng ngày sinh Chúa Kitô. Với việc vui mừng nầy, chúng ta hy vọng tương lai Chúa Kitô sẽ trở lại một lần nữa.

Tuần vừa qua thánh Giuse được báo mộng là hài nhi thụ thai trong lòng Đức Maria "sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ".(Mt 1:21). Hôm nay chúng ta nghe loan báo một tin lớn hơn là sứ thần Chúa báo cho các người chăn chiên tin mừng "Một Đấng cứu độ đã sinh ra cho tất cả toàn dân". Thánh Phaolô cũng loan báo tin mừng "Ân sũng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, và đem ơn cứu độ đến cho mọi người". Chúa Kitô đến và bày tỏ ân sũng của Thiên Chúa cho tất cả mọi người.

Đời sống chúng ta phải biểu lộ ân sủng mà chúng ta đã lãnh nhận qua việc Chúa Kitô đến. Trong khi ân sủng là để cho tất cả mọi người, thử hỏi chúng ta có chấp nhận ân sủng đó không? Lối sống của chúng ta sẽ trả lời câu hỏi này: vì ân sủng sẽ dạy chúng ta thay đổi lối sống của mình. Vì thế Phaolô kêu gọi chúng ta hãy "từ bỏ lối sống vô luân". Chúng ta có thể nâng ly rượu chúc mừng lễ Giáng Sinh, xung quanh cây thông. Nhưng thật sự ly rượu là để mừng Chúa Kitô sinh ra để giúp chúng ta thay đổi lối sống của chúng ta, một biểu lộ của "hy vọng thánh thiện" vào Đấng sẽ đến một lần nữa.

Kitô Hữu khi nghe tin mừng phổ quát này, không nên bó hẹp thành quả ơn cứu độ của Chúa Kitô vào một xã hội, một thế giới kinh tế và chính trị mà thôi. Chúng ta sống trong niềm hy vọng qiữa 2 lần Chúa Kitô đến. Phaolô báo, Chúa Kitô đã tự hiến tế để "cứu chuộc chúng ta cho thoát khỏi mọi điều bất chính, để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta thành Đàn riêng của Người, một đàn hăng say làm việc thiện". Để nếu chúng ta trong lúc chờ đợi giử đừng phạm tôi cho đến ngày "Đức Kitô Giêsu là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta xuất hiện trong vinh quang" thì chưa đủ. Đàn mà Chúa Kitô đến để cứu độ phải sống trong thế gian với ân sũng Thiên Chúa mà họ đã lãnh nhận: sống trong các nhà máy, ở các ruộng vườn, ở các sở làm, nơi trường học, và ngay cả trong gia đình. Bất kỳ chúng ta ở nơi nào chúng ta cũng phải sống "chừng mực, công chính, và đạo đức trong thế gian này". Và chúng ta phải "hăng say làm việc thiện".

Khi mùa lễ qua rồi, chúng ta sẽ còn biết bao thực phẩm dư thừa, quẳng vào các thùng rác đầy ứ – nơi mà biết bao người đang đói khát trên thế giới và không được mừng lễ. Nạn đói tràn lan: ở Hoa Kỳ trong số 5 trẻ em, có một trẻ em bị đói. Chúng ta, những người "hăng say làm việc thiện" cần phải dùng năng lực và sáng kiến của chúng ta để có một nơi dành bàn ăn cho người khác, nhất là trong ngày hôm nay. Phaolô bảo chúng ta "Ân sủng Thiên Chúa đã được biểu lộ, để cứu chuộc tất cả…" Kitô hữu là những người đầy ảo mộng: chúng ta mơ mộng Chúa Kitô đến lần thứ 2. Phaolô lại nhắc chúng ta là những người hăng say hành động "hăng say làm việc thiện".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW