Làm thế nào để nói về Chúa theo độ tuổi của con cái?
famillechretienne.fr, Diane Gautret, 2020-09-21
Sự hướng nội mở rộng nơi trẻ em từ 7 đến 12 tuổi đòi hỏi phải dạy giáo lý nhiều hơn.
Các cha mẹ là các nhà giáo đầu tiên nói cho con cái biết về Chúa và đức tin. Nhưng việc học tập này không thể ngẫu hứng mà phải theo độ tuổi và theo sự phát triển tâm lý của trẻ em. Các chuyên gia phân biệt bốn giai đoạn rõ rệt: từ 0 đến 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 7 đến 12 tuổi và từ 13 đến 17 tuổi.
Từ 0 đến 3 tuổi: nhận thức về tình yêu
Các thông tin mà đứa bé ở tuổi này nhận thức là từ cha mẹ và thế giới bên ngoài qua trực giác, qua “ý thức của tình yêu”. Tất cả phát triển thể chất, tâm lý và thiêng liêng là một tiến trình thấm nhập từ từ, sau đó là bắt chước. Bà Monique Berger, người viết nhiều sách về việc trao truyền đức tin cho trẻ con nói: “Không thay đổi bất cứ gì trong đời sống cầu nguyện của mình, các cha mẹ chỉ đơn giản ở đó với các con, ôm các con vào lòng”. Sau đó, cha mẹ có thể dần dần đưa vào các tập tục nhỏ như chúc lành trước khi ngủ, làm dấu thánh giá để quen dần với đời sống nội tâm… Ở tuổi này, nếu các chữ không làm cho các em hiểu, nhưng chúng sẽ ghi vào trí nhớ vào trái tim các cử chỉ này. Đức bé dần dần có thói quen sống dưới cái nhìn của Chúa, trong sự tiếp xúc thường xuyên với Ngài. Bà Maria Montessori nói: “Bài học duy nhất có thể nói bằng lời với các em ở tuổi chưa đến trường là nói Chúa đã tạo dựng thế giới, Ngài yêu thương và chăm sóc mỗi tạo vật”.
Từ 3 đến 6 tuổi: các nền tảng của đức tin
Linh mục Philippe de Maistre, cựu tuyên úy Đại học ở Paris cho biết: “Từ 3 đến 4 tuổi, cái tôi nhỏ bé đã biểu lộ. Đó là bản ngã của tội lỗi, của sự không vâng lời (cha mẹ). Thách thức của việc dạy dỗ đầu tiên là khôi phục lại cái tôi này với giao ước ban đầu được dính bởi Chúa và cha mẹ”. Đứa bé đã phản ứng với các câu chuyện kể trong Cựu ước, liên tưởng đến những gì nó đã sống, ghen tương, giận dữ, sợ bị bỏ rơi, chia rẽ. Đây cũng là lúc cha mẹ kể cuộc đời của Chúa Giêsu, nói về Thiên đàng, các thiên thần, thế giới vô hình. Theo bà Sofia Cavalletti, các em càng quen với sự linh hoạt nội tâm, thúc đẩy trái tim hướng về Chúa để lắng nghe và đáp lại Ngài thì lời cầu nguyện của các em sẽ phong phú…
Từ 7 đến 12 tuổi: khai triển nội tâm
Theo các nhà tâm lý học, lứa tuổi này mở ra “giai đoạn tiềm ẩn”, việc hướng nội giúp cho việc học giáo lý được mạnh hơn, được cha mẹ thường xuyên hỗ trợ qua việc đào sâu các chân lý cao cả của đức tin. Đứa trẻ trải nghiệm ý thức về tội lỗi. Chúng ta có thể nhắc các em đi xưng tội thường xuyên, làm các việc hy sinh nho nhỏ hàng ngày vì tình yêu. Lời cầu nguyện mỗi ngày sẽ tốt và dễ dàng hơn khi đứa bé phát triển được một đời sống nội tâm thực sự (có những giây phút tĩnh lặng, tiếp xúc với thiên nhiên, đọc sách…). Chúng ta cũng có thể khuyến khích các em kiểm điểm thường xuyên cuộc sống, làm các phút hồi tâm ngăn ngắn để học cách đọc các dấu chỉ của Chúa và phát hiện các chuyển động của tâm hồn. Đây thường là độ tuổi nảy sinh ơn gọi.
Từ 13 đến 17 tuổi: tuổi nổi lửa
Ở tuổi thiếu niên, cuộc gặp gỡ với Chúa được trải nghiệm một cách có ý thức hơn: lý trí, đặt câu hỏi và tư duy phản biện phát huy tác dụng. Dù không tránh được, đứa bé cảm nhận nhiều hơn là theo suy nghĩ logic. Theo linh mục Philippe de Maistre, đây là “sự kiện tâm linh” dù nó bị xem là ít quan trọng hơn các biến động về thể chất và tâm linh của tuổi nổi lửa này. Chúng ta nhớ lại câu chuyện Chúa Giêsu lên đền thánh với các tiến sĩ luật. Tuổi thiếu niên muốn đối diện với thế giới. Các em cần những nơi và những người uy tín bên ngoài gia đình kéo các em lên cao để lớn lên.
Marta An Nguyễn dịch
Nguồn: phanxico.vn