Một cảm giác về Thiên Chúa
Chúa nhật thứ 19 Thường niên B – 09/08/2015
Tin Mừng: Ga 6:41-52
Khi ấy, những người Do-thái kêu trách Chúa Giêsu, vì Người đã phán rằng: "Ta là bánh hằng sống bởi trời mà xuống". Họ nói: "Chớ thì ông này chẳng phải là Giêsu, con ông Giuse sao? Chúng ta đều biết rõ cha mẹ của ông. Vậy làm sao ông lại nói: 'Ta bởi trời mà xuống'".
Chúa Giêsu trả lời cùng họ rằng: "Các ngươi chớ thì thầm với nhau. Không ai đến được với Ta nếu Cha, là Ðấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy, và Ta, Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Trong sách các tiên tri có chép rằng: 'Mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy bảo'. Ai nghe lời giáo hoá của Cha, thì đến với Ta. Không một ai đã xem thấy Cha, trừ Ðấng bởi Thiên Chúa mà ra, Ðấng ấy đã thấy Cha. Thật, Ta bảo thật các ngươi: Ai tin vào Ta thì có sự sống đời đời.
"Ta là bánh ban sự sống. Cha ông các ngươi đã ăn manna trong sa mạc và đã chết. Ðây là bánh bởi trời xuống, để ai ăn bánh này thì khỏi chết. Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống".
Như các bé sơ sinh, trước khi biết nói, chúng ta giao tiếp bằng âm thanh, cử chỉ và diễn tả nét mặt. Thật lâu trước khi chúng ta có thể nói với mẹ của chúng ta, cha hay các anh em khác, chúng ta đã yêu mến họ. Đó là một tình yêu kiểu xúc giác, dựa trên những cảm giác của việc sờ, nghe, ngửi và nhìn. Điều gì xảy ra nếu đây là cách mà chúng ta yêu mến Thiên Chúa?
Những kiểu hình ảnh mang tính xúc giác này có ở trong Kinh Thánh, mà trong đó các cảm giác thể lý được sử dụng để diễn tả mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Các thần học gia thích những kiểu diễn tả này như là “những cảm giác thiêng liêng” hơn. Các cảm giác thiêng liêng thì không luôn luôn được sử dụng trong Kinh Thánh như là một phép ẩn dụ, họ tranh luận, nhưng cách so sánh như một cách để diễn tả cách chúng ta biện phân sự hiện diện của Thiên Chúa, những cảm giác thiêng liêng thật sự mà qua đó chúng ta giao tiếp và đi vào trong mối quan hệ với Thiên Chúa.
Trong thời kỳ hiện đại thì Augustin-Francois Paoulain, S.J., trong Những Ân Sủng Của Cầu Nguyện Nội Tâm (The Graces of Interior Prayer), cho thấy rằng “những lời để gặp Thiên Chúa, nghe và chạm vào Ngài thì không thuần tuý là những ẩn dụ. Chúng diễn tả một điều gì đó hơn nữa: một phép so sánh gần” (tr.90). Poulain tranh luận rằng có những đoạn văn trong Kinh Thánh nơi đó các giác quan sờ, nếm, nghe, ngửi, thấy Thiên Chúa không đơn thuần là những ẩn dụ, nhưng thực sự diễn tả một mối quan hệ cảm giác với Thiên Chúa, mặc dù là thiêng liêng. Vì thế, khi tác giả thánh vịnh mời gọi chúng ta “hãy nếm thử và nhìn xem cho biết Chúa tốt lành”, có một cảm giác thiêng liêng mà hình ảnh này muốn nói tới một hình ảnh không bị kiệt quệ bởi một phép ẩn dụ gợi lên một sự hồi tưởng về một bữa ăn tuyệt vời hay thậm chí một sự tham dự thể lý vào trong bữa tiệc thánh thể.
Nhưng sự kết nối giữa các cảm giác thể lý với các cảm giác thiêng liêng luôn luôn hiện diện, vì các cảm giác thể lý là những phương thế mà qua đó chúng ta trở nên nhạy bén với những thực tại thiêng liêng và đặt nền tảng ở nơi thực tại của sự hiện diện của Thiên Chúa. Câu chuyện ông Êlia trong Quyển Thứ Nhất Sách Các Vua mang lại những cảm giác thể lý và thiêng liêng này, vì ông Êlia đang chạy trốn khỏi mối nguy thể lý, một mối nguy cho sự sống của ông bởi Jezebel, tới Núi Khô-rép, nơi mà ông Môsê đã kinh nghiệm được sự thần hiện, sự hiện diện của Thiên Chúa. Chính tại nơi đó mà ông Êlia sẽ kinh nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa trong sự tĩnh lặng, nghe được tiếng nói của Thiên Chúa và trò chuyện với Ngài.
Tuy nhiên, trước khi đến Núi Khô-rép, ông Êlia “đã xin được chết”, bởi vì những mối đe doạ về mạng sống của ông và niềm tin rằng ông đã thất bại nhiệm vụ của mình. Thay vào đó, khi ông Êlia đang ngủ thì một thiên thần “đánh thức ông và bảo rằng: ‘Hãy chỗi dậy mà ăn’”. Hai lần thiên thần thực hiện điều này trước khi ông Êlia ăn bánh và uống nước đưa cho ông bởi sứ thần của Thiên Chúa. Chỉ sau khi được nuôi dưỡng về thể lý mà Êlia đã đi được 40 ngày và 40 đêm để lãnh nhận sự mạc khải của Thiên Chúa, kinh nghiệm sự hiện diện thần linh.
Những kinh nghiệm thần bí này dường như thuần tuý là một sản phẩm của sự tưởng tượng thời xưa hoặc có gắn liền đến những nhân vật thánh trong quá khứ, nhưng dường như là chìa khoá cho việc gặp gỡ Thiên Chúa trong đời sống của riêng chúng ta là có thể nhìn ra khỏi những thực tại thể lý, cần thiết không chỉ cho thân xác chúng ta mà còn cho sự trưởng thành của chúng ta là những hữu thể thiêng liêng, và để cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa. Trở nên thức tỉnh với thực tại của những cảm giác thiêng liêng trong cuộc sống của chúng ta là để biện phân Thiên Chúa ở giữa chúng ta.
Trong Thư Gửi Tín Hữu Ê-phê-xô, tác giả xin rằng chúng ta “anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, như con cái rất yêu dấu của Người: hãy sống trong tình thương, như Ðức Kitô đã yêu thương chúng ta và phó Mình làm của dâng và lễ tế thơm tho ngọt ngào dâng lên Thiên Chúa vì chúng ta”. Đây là nơi duy nhất trong toàn bộ Tân Ước là nơi chúng ta được mời gọi bắt chước Thiên Chúa; điều này rất có thể là do sự tập trung vào nơi người dân Ê-phê-xô nơi Thiên Chúa như một người cha. Các con cái trong sự đúng đắn sẽ tự hình thành bản thân chúng theo hình ảnh của cha chúng. Lẽ dĩ nhiên, điều này có những thực tại thực tế của nó; nhưng quan trọng hơn, việc bắt chước có các chiều kích thiêng liêng. Chúng ta sẽ bắt chước Thiên Chúa như thế nào trừ khi chúng ta đã đi đến chỗ nhận biết Thiên Chúa cách gần gũi, như là con cái biết đến cha mẹ mình vậy?
Việc bắt chước Thiên Chúa được đặt nền tảng trong tình yêu của Chúa Cha là Đấng đã trao ban Con của Ngài cho chúng ta như là “của dâng và lễ tế thơm tho ngọt ngào dâng lên Thiên Chúa”. Nhưng để ngửi thấy được của dâng thơm tho và nếm được bánh thiên đàng ban cho chúng ta để cảm nhận vượt ra khỏi thể lý. Những cảm giác này ban cho chúng ta một thế giới mà trong đó chúng ta có thể “nếm và nhìn thấy rằng Thiên Chúa tốt lành”.
John W. Martens là một giáo sư liên kết về bộ môn Thần Học tại Đại Học Thánh Toma, St. Paul, Minn.
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Tạp Chí America Magazine, số ra ngày 03 – 10/08/2015 Q. 213, No.3)