Phép thiêng để cảm nhận mình là người

22-07-2020 Chức năng bình luận bị tắt ở Phép thiêng để cảm nhận mình là người by

Ronald Rolheiser, 2020-07-20

Thật bình thường khi chúng ta cảm thấy mình ngồi không yên như khi còn nhỏ, cô đơn khi ở tuổi thiếu niên và hụt hẫng vì thiếu mật thiết khi đến tuổi trưởng thành; sau tất cả, chúng ta sống với các ham muốn không thỏa mãn đủ mọi loại, mà sẽ không ai thỏa trọn vẹn khi còn ở phía bên này của cõi vĩnh hằng.

Các ham muốn này đến từ đâu? Vì sao nó không thể nào thỏa mãn được? Ý nghĩa của chúng là gì?

Khi còn là một cậu bé, các bài giáo lý tôi học, các bài giảng tôi nghe đã trả lời các câu hỏi này, nhưng với một từ vựng quá trừu tượng, quá thần học và thiên về giáo hội nên không giúp được gì nhiều cho tôi về mặt hiện sinh. Chúng để lại cho tôi cảm giác đó là câu trả lời, nhưng không phải là câu trả lời có thể giúp tôi. Thế là tôi lặng lẽ chịu đựng sự cô đơn và bồn chồn. Thêm nữa tôi lo lắng vì tôi cảm thấy không thiêng liêng theo cách tôi cảm nhận. Dạy dỗ trong nhà tu dù phong phú cũng không mang lại cho tôi nụ cười nhân lành nào của Chúa về các bồn chồn và bất mãn của tôi. Tuổi dậy thì và sự khuấy động do ý thức tình dục làm cho mọi chuyện tệ hơn. Bây giờ không chỉ là bồn chồn và bất mãn, mà cảm giác ám ảnh làm cho tôi có cảm tưởng mình có tội.

Đó là tâm trạng của tôi khi bước vào đời tu và vào chủng viện ngay sau khi xong trung học. Dĩ nhiên sự bồn chồn vẫn tiếp tục, nhưng các môn triết học và thần học đã giúp tôi hiểu về những thao thức không ngừng khuấy động trong tôi và cho tôi phép thiêng để giúp tôi thỏa hiệp với các chuyện này.

Điều này bắt đầu trong năm tập sinh với bài nói chuyện của một linh mục khách đến thăm. Chúng tôi là các tân chủng sinh, đa số vừa mới cuối tuổi vị thành niên, và dù bước vào đời tu, chúng tôi vẫn còn bồn chồn, cô đơn và căng thẳng về tình dục. Vị khách của chúng tôi bắt đầu buổi nói chuyện bằng câu hỏi: “Các con có hơi bồn chồn không? Các con có cảm thấy mình hơi bị khép kín ở đây không?” Chúng tôi gật đầu. Cha nói: “Các con nên như vậy! Các con phải nhảy ra khỏi da thịt mình! Tất cả năng lực tuổi trẻ đang sôi sục trong các con! Các con phải phát điên! Nhưng không sao, đó là những gì các con cảm nhận nếu các con có sức khỏe! Đó là bình thường, là tốt đẹp. Các con còn trẻ, rồi mọi thứ sẽ ổn!”

Khi nghe các lời này, có một cái gì như được giải phóng trong tôi. Lần đầu tiên, trong một ngôn ngữ thực sự nói thẳng với tôi, một người đã cho tôi phép thiêng để tôi được thoải mái trong chính da thịt của tôi.

Các môn văn học, thần học và thiêng liêng tiếp tục cho tôi phép thiêng này, cả cách chúng đã giúp tôi hình thành một một ý tưởng về lý do tại sao những cảm xúc này lại có trong tôi, cách chúng bắt nguồn và ý nghĩa của chúng trong Chúa, và làm thế nào mà chúng không trong sạch và nghịch đạo.

Khi nghĩ lại các môn học của tôi, đến một số người nổi bật trong việc giúp tôi hiểu được tính cách hoang dã, vô độ, ý nghĩa và điều tốt tối thượng của ham muốn con người. Đầu tiên là Thánh Augutinô. Câu nói nổi tiếng bắt đầu quyển Lời thú tội của ngài: “Chúa đã dựng nên con cho Ngài, lạy Chúa, và tâm hồn chúng con luôn thao thức cho đến khi nó được an nghỉ trong Chúa”, câu này mãi mãi là then chốt giúp tôi liên kết các thứ khác lại với nhau. Với câu này, bí mật của tôi đã được tổng hợp, tôi gặp câu nói này nơi Thánh Tôma Aquinô: Đối tượng đầy đủ của trí tuệ và ý chí là tất cả đều như vậy. Điều đó nghe có vẻ trừu tượng nhưng dù ở tuổi hai mươi, tôi hiểu ý nghĩa câu này: Ngắn gọn, mình cần trải nghiệm điều gì để cuối cùng có thể nói “đủ”, tôi đã thỏa mãn hết chưa? Câu trả lời của Thánh Tôma Aquinô: Mọi thứ! Sau này trong nghiên cứu của tôi, tôi đọc Karl Rahner. Giống như Thánh Tôma Aquinô, ông cũng có thể trừu tượng một cách vô vọng, chẳng hạn ông định nghĩa con người là tiềm năng vâng lời cực mạnh sống bên trong một thực thể siêu nhiên. Có thật không? Ồ, chủ yếu ông muốn nói ở đây là ý nghĩa của lời khuyên mà ông từng đưa ra với một người bạn: Trong sự dằn vặt về sự không tự đủ của tất cả những gì chúng ta có thể đạt được, cuối cùng chúng ta học ở đây, trong cuộc sống này, sẽ không có bản giao hưởng nào trọn vẹn.

Cuối cùng, trong các nghiên cứu của tôi, tôi đã gặp con người và suy nghĩ của linh mục Henri Nouwen. Ngài tiếp tục dạy tôi ý nghĩa cuộc sống và không bao giờ được thưởng thức bản giao hưởng kết thúc, cha nói lên điều này với một thiên tài độc đáo trong một từ vựng mới. Đọc Nouwen, giống như mình đối diện với chính mình, dù mình vẫn ở bên trong tất cả các bóng của mình. Cha cũng giúp cho bạn cảm giác rằng đó là bình thường, khỏe mạnh, và không phải là không trong sạch hoặc không linh thiêng để cảm thấy tất cả các xáo trộn hoang dã với các cám dỗ cùng lúc có trong con người mình.

Mỗi người trong chúng ta là một bó của nhiều xung năng tình dục chưa được thuần, của ham muốn man rợ, khao khát, bồn chồn, cô đơn, không hài lòng, tình dục, và vô độ. Chúng ta cần có phép thiêng để biết điều này là bình thường và tốt lành vì đó là điều tất cả chúng ta đều cảm nhận, trừ khi chúng ta bị trầm cảm bệnh lý hoặc khi chúng ta đã kìm nén quá lâu các cảm nhận này đến mức bây giờ chúng thể hiện một cách tiêu cực mang tính hủy diệt.

Tất cả chúng ta cần một ai đó đến thăm bên trong con người “tập sinh” đặc biệt của chúng ta, hỏi chúng ta xem chúng ta có bị bồn chồn đau đớn, và khi chúng ta gật đầu, họ sẽ nói: “Tốt Tốt! Bạn có thể cảm nhận như vậy! Như thế có nghĩa là bạn khỏe mạnh! Các bạn biết rằng Chúa đang đang mỉm cười chuyện này với bạn!”

Nguyễn Tùng Lâm dịch
Nguồn: phanxico.vn

Bài viết, Random

NHỮNG BÀI VIẾT KHÁC

15/04/2023 Kẻ Sặt
11/04/2023 Kẻ Sặt
11/04/2023 Kẻ Sặt
29/03/2023 Kẻ Sặt
27/03/2023 Kẻ Sặt
12/08/2022 Kẻ Sặt
08/06/2022 Kẻ Sặt
05/06/2022 Kẻ Sặt
05/03/2022 Kẻ Sặt
21/01/2022 Kẻ Sặt

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW