Sự hiện diện thực sự
Chúa Nhật Lễ Mình Máu Chúa Kitô Năm C – 29/05/2016
Lễ trọng Mình Máu Chúa Kitô xuất hiện như là một thánh lễ ở Châu Âu thời trung cổ qua sự kêu gọi của Thánh Julianna Cornillon, một nhà thần bí và một tu viện trưởng người Bỉ là người đã có thị kiến hướng dẫn Ngài đấu tranh để thiết lập lễ kính mà trong đó dành sự tôn kính lớn lao hơn tập trung vào sự hiện diện thật sự của Đức Kitô trong Thánh Thể. Vì sự chú ý của riêng Ngài trước tầm quan trọng của các thị kiến của Ngài, và những mưu tính mang tính giáo hội và chính trị mà Ngài đang phải chịu đựng, nên cần đến nhiều thập kỷ trước khi lễ kính được thiết lập trên khắp giáo hội, sau cùng là với sự hướng dẫn của thần học gia giáo hoàng Thánh Tôma Aquinô.
Lễ kính ngay từ đầu tập trung vào Thánh Thể như là “hy tế của Mình và Máu của Chúa Giêsu mà Ngài đã thiết lập để nối dài hy tế thập giá trong khắp các thời đại cho đến khi Ngài trở lại trong vinh quang. Do đó Ngài đã uỷ thác cho Giáo Hội của Ngài sự tưởng nhớ về sự chết và Sự Phục Sinh của Ngài. Đó là một dấu chỉ của sự hiệp nhất, một mối dây của bác ái, một bàn tiệc vượt qua, mà trong đó Đức Kitô được tiêu thụ, tư tưởng ngập tràn bởi ân sủng, và một lời hứa cho vinh quang tương lai được ban tặng cho chúng ta” (Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, Số 282). Sự hiện diện thực sự là chiều kích thần học trọng tâm của lễ kính này, nhưng giáo lý ghi nhận nhiều yếu tố khác của thần học thánh thể trong lễ kính, như sự tưởng nhớ, dấu chỉ của sự hiệp nhất, một mối dây của bác ái, một bàn tiệc vượt qua, mà trong đó Đức Kitô được tiêu thụ, tư tưởng ngập tràn bởi ân sủng, và một lời hứa cho vinh quang tương lai.
Các bài đọc thánh kinh làm chứng cho mỗi yếu tố trong các yếu tố này lễ kính thánh thể. Theo những lời thiết lập mà Phaolô trao lại cho chúng ta, chúng ta đón nhận những lời của Chúa Giêsu, Đấng giải thích về cái chết hy sinh của Ngài vì chúng ta và nói về sự hiện diện thực sự khi Ngài bẻ bánh và nói: “Đây là mình thầy sẽ bị nộp vì các con. Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Và trong đoạn cuối, Phaolô nhấn mạnh sự chỉ dẫn của Kitô để tham dự vào bữa tiệc như là một sự tưởng nhớ, làm cho sự hy sinh của Đức Kitô hiện diện vĩnh viễn, khi chúng ta ăn bánh và uống rượu “trong sự tưởng nhớ”. Vì sự dự phần vào mình và máu Đức Kitô là một sự tưởng nhớ đến cái chết của Đức Kitô “cho đến khi Ngài đến”.
“Cho đến khi Ngài đến” cảnh báo chúng ta về chiều kích cánh chung của việc mừng kính này, mà trong đó chúng ta có được sự nếm trước về lương thực thiên đàng, bàn tiệc thiên sai, đã được báo trước ở nơi thượng tế Menkisêđê, “vua công chính”. Trong Sách Sáng Thế 14, Menkisêđê đã nuôi Abrahm bằng lương thực thiên đàng; trong Thánh Vịnh 110, một thánh vịnh mang tính thiên sai, Menkisêđê nói đến việc thiết lập vương quốc của Thiên Chúa bởi Đấng Thiên Sai sẽ đến. Trải qua thời gian, Chúa Giêsu đã sinh ra, Menkisêđê đã là một trong tâm của sự suy tư thần học ở Do Thái Giáo, đặc biệt trong Bộ Dead Sea Scrolls, liên quan đến vai trò của ông trong vương quốc thiên sai sẽ xuất hiện. Đối với người Kitô Hữu, như đã thấy trong các Chương 7 và 9 của Thư Do Thái, Chúa Giêsu là Đấng đã thành toàn và sẽ thành toàn các lời hứa được thấy ở nơi hình tượng Menkisêđê. Ở đây chúng ta thấy một cảm thức cánh chung, về điều mà Thiên Chúa vẫn thực hiện khi Đức Kitô trở lại.
Nhưng trong việc cho Abraham ăn của Menkisêđê, sự quan tâm liên lỉ của Thiên Chúa trước nhu cầu của dân Ngài cũng được chỉ ra, sự hiện diện của Thiên Chúa ở cùng chúng ta, như là một dấu chỉ của sự hiệp nhất và một mối gắn kết của bác ái. Ở Tin Mừng Luca, chính Chúa Giêsu hiện diện, cho đám đông ăn mà tất cả mọi người đều ăn và đã no nê. Trong phép lạ này, trong sự hiện diện của Chúa Giêsu với dân, chúng ta cảm thấy thực tại cánh chung của bàn tiệc vượt qua vẫn chưa diễn ra và cảm nhận được sự hiện diện tưởng nhớ, khi Chúa Giêsu hướng dẫn các môn đệ của Ngài thực thi cùng một hành động nhân danh Ngài. Chúa Giêsu hướng dẫn các môn đệ tham dự vào công việc với Ngài, “Anh em hãy cho họ ăn”, làm cho Chúa Giêsu hiện diện bất cứ nơi nào mà các môn đệ cho người dân ăn cả về thể lý và thiêng liêng.
Trong việc biện phân sự hiệp thông của chúng ta với anh chị em của chúng ta trong niềm tin, chúng ta thấy sự hiện diện thật của Đức Kitô. Trong sự hiệp thông yêu thương với tất cả những người cần lương thực, chúng ta thấy sự hiện diện thực của Đức Kitô. Khi chúng ta đợi chờ trong niềm hy vọng bàn tiệc nước trời, chúng ta mong đợi sự hiện diện thật sự, khi Thiên Chúa sẽ ở cùng tất cả mọi người. Tất điều này, niềm tin, niềm hy vọng, tình yêu, đều hiện hiện khi chúng ta tham dự vào sự hiện diện của Đức Kitô trong bí tích Thánh Thể.
John W. Martens – Giáo Sư thần học tại Đại Học Thánh Tôma
Joseph C. Pham chuyển ngữ từ American Magazine, số 23-30/05/2016
Nguồn: muoianhsang.com