Tầm nhìn thế kỷ
Vùng đất ấy nằm ở phía Nam quốc lộ số 5, từ thủ đô Hà Nội đi thành phố cảng Hải Phòng, đến Km40, rẽ phái 2km là tới Thánh đường Kẻ Sặt.
Mảnh đất này xưa nay vẫn sầm uất vì ở thế đắc địa "trên bến, dưới thuyền" là trung tâm sản xuất, thương mại, dịch vụ của khu vực. Những đặc sản một thời nổi tiếng thơm ngon như: giò lụa, chả quế, bánh đa đường… Là nơi cung cấp nguồn lương thực rau xanh, bí đao cho các thành phố lớn. Ngày nay thời mở cửa, Kẻ Sặt còn nổi tiếng là nơi công nghệ cao sản xuất máy xay xát gạo, cung cấp phụ tùng các loại máy nông nghiệp cho một thị trường rộng lớn phía Bắc và cả miền Trung. Nhiều cơ sở đúc gang, cơ khí, hàn tiện… đua nhau mọc lên. Có những công ty trách nhiệm hữu hạn, những doanh nghiệp quy mô năm bảy chục công nhân làm việc. Cuộc sống ngày càng biến đổi, sôi động và muôn vẻ sắc màu.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, địa danh Làng Sặt còn nổi tiếng vì là một Giáo xứ – một làng xã kỳ cựu trong vùng. Trước đãy đã có thời kỳ Kẻ Sặt là Toà Giám mục Địa phận Đông (Đàng Ngoài trong nước Việt Nam, về sau mới chuyển ra Hải Phòng). Trong cuốn "Việt Nam giáo sử" của linh mục Phan Phát Huồn (Cứu thế tùng thư X.B Sài Gòn 1962) có ghi: "Các Toà Giám Mục đi ra thành phố để tiện bề ngoại giao và gây ảnh hưởng như Kẻ Sở đi ra Hà Nội, Kẻ Sặt đi ra Hải Phòng".
Trong bối cảnh thời điểm Giáo hội Việt Nam bước sang thế kỷ XX. Sự kiện Công đồng Kẻ Sặt I có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, và thực sự đó là tầm nhìn xuyên suốt thế kỷ.
Công đồng Kẻ Sặt I đã diễn biến trong ba kỳ hội, khoáng đạt, kéo dài gần một tháng. Khai mạc Công đồng Kẻ Sặt I nhằm Chúa nhật bảy mươi ngày 11/02/1900. Các Nghị phụ chính gồm: 7 Đức Giám Mục, 8 Nghị phụ, 3 Cha chính dòng và 3 Cha Bề trên. Từ thời điểm này các Thừa sai Pháp và Tây Ban Nha tiến tới một đường hướng chung, cùng nhau hợp tác vì lợi ích công cuộc truyến giáo trong các địa phận Miền Bắc (từ sông Giang trở ra).
Nội dung các điêu quy định trong công đồng có thể tóm tắt làm 4 phần:
- Phần I : Trách nhiệm và nghĩa vụ của Đấng làm Thầy, của các thừa tác viên có chức thánh, về tổ chức nhà chung, nhà tràng và đời sống tu trì.
- Phần II : Bàn về tài sản của giáo hội, đặt các quy chế chặt chẽ về quản trị tiêu dùng, sổ sách.
- Phán III : Về việc ban phát các Bí tích. Siêng năng cử hành theo sách các phép Rôma và theo sách Công đồng Tứ Xuyên (Trung Quốc).
- Phần IV : Nói về việc coi sóc bổn đạo, luật tham dự thánh lễ, kiêng việc, kiêng thịt, ăn chay, tránh bỏ điều mê tín dị đoan. Định quy chế tổ chức trùm trưởng các xứ họ đạo, về dạy dỗ kinh bổn, về các tổ chức làm từ thiện…
Tròn một thế kỷ trôi qua kể từ khi Công đổng Kẻ Sặt I ra đời. Nhân loại hôm nay đang hân hoan đón thế kỷ mới. Nhìn nhận lại sự kiện Công đồng lần thứ nhất, người tín hữu chúng ta thêm cảm nhận sâu sắc và thấm thía bởi nhiều điều định trong Công đồng Kẻ Sặt I cho đến nay vẫn còn nguvên giá trị.
Để đánh giá đúng tầm cỡ trọng đại của Công đồng Miền lần thứ nhất này. Chúng ta cùng tham kháo thêm về nội dung điều định trong công đồng Miền lần thứ hai. Công đồng miền Bắc lần II được triệu tập tại Kẻ Sở từ ngày 10 đến 24/11/1912. Tham dự Công đồng này ngoài Đức Cha chủ toạ niên trưởng Giám mục Địa phận Tây (Hà Nội), còn có 4 Giám mục, 2 Bề trên địa phận, 1 Giám mục phó và 5 Cha chính.
Công đồng Hội Kẻ Sở tái khẳng đinh như sau: "Công đồng Miền thứ hai này cốt là phải noi theo Công đồng Miền lần thứ nhất, để Công đồng thứ hai chẳng còn ra như công đồng mới, một làm việc công đồng thứ nhất mà thôi. Nghĩa là trong công đồng này sẽ luận thêm các điều hoặc chưa rõ đủ, thì sẽ cắt nghĩa minh bạch, tuỳ như ta lấy làm phải, làm tốt hon trước mặt Đức Chúa Trời…"
(X.c Kẻ Sở AD 1912 X.B Kẻ Sở 1914 tr. 22)
Ngày nay người ta đặt vấn đề là với một sự kiện lịch sử của Giáo hội có tầm cỡ lớn lao như vậy, tại sao quê hương Kẻ Sặt lại được chọn? Lý giải về điều này, chúng tôi rất tâm đắc với đánh giá của linh mục Bùi Đức Sinh (Giáo sư kiêm sử học) nhận xét vể mảnh đất này một thời như sau:
"Dân giáo sứ Kẻ Sặt toàn tòng, đạo đức, nhiệt thành, đông đảo, sầm uất và giàu có về thương mại. Có nhiều cơ sở vật chất tôn giáo. Kẻ Sặt còn nổi tiếng vì có nhiều thanh niên, thiếu nữ dâng mình cho Chúa làm linh mục, tu sĩ. Quê hương này còn hãnh diện vì có nhiều chiến sĩ Đức tin Tử đạo".
(X.c Anh hùng Đức tin – Bùi Đức Sinh, Sài Gòn 1974)
Suy tư đến đây chúng tôi nhớ lại kỷ niệm một dịp cùng đoàn đại diện quê hương Bắc vào dự lễ giao lưu với bà con bản hương giáo xứ Kẻ Sặt (Hố Nai). Một lần tiếp kiến Cha đồng hương Phạm Ngọc Hoan – hiện là linh mục Hat trưởng Hố Nai. Trong câu chuyên tâm tình cởi mở, Ngài nói với chúng tôi, đại ý: "Tôi nghĩ về thời điểm đầy biến động năm 1954. Các chủ chăn, anh em linh muc, tu sĩ chúng tôi và dân làng đi di cư vào Nam gần hết. Song anh chị em vẫn vững vàng trụ lại, gắn bó với Quê Mẹ, thì quả thật anh chị em đã là những chiến sĩ thành trì rất kiên cưòng…". Chúng tôi ai nấy hiểu rằng đó là lời Cha bản hương Hạt trưởng khích lệ chúng ta cố gắng trong dịp trùng tu, kiến thiết Thánh đường miền Bắc. Tuy nhiên, từ sâu thẳm tâm hồn, tôi và chúng ta đều có quyền tự hào chính đáng vì được sinh ra và trưởng thành từ mảnh đất này.
Kẻ Sặt ngày nay vẫn là một Giáo xứ lớn bậc nhất trong Giáo phận Hải Phòng, nhưng không phải là màu sắc của một thời xa vắng: Trang ấp, Liệt thôn, Kẻ Sáp… Giáo xứ Kẻ Sặt hôm nay nằm trên địa bàn xã Tráng Liệt và thị trấn Kẻ Sặt (Bình Giang, Hải Dương), là một cộng đồng của nhiều thành phần, nhiều nguồn gốc và khác biệt về chính kiến, với dân số trên 8.000 người, trong đó người Công giáo chiếm tỷ lệ 60%.
Lịch sử dường như lặp lại khi nhân loại đang hân hoan chào đón bước sang thế kỷ XXI. Điều quan trọng hơn là mỗi người chúng ta tiếp nhận, vun trồng, chăm sóc cho hạt giống quê hương này đơm hoa kết trái xum xuê.
Mẹ Hiền ơi ! Xin cho đoàn con quê hương mãi mãi được nương mình dưới bóng mẹ chở che.
Quách Xuân Hoà
Trích: "Kẻ Sặt đón mừng Năm Toàn Xá 2000"