Tĩnh tâm Linh mục Giáo phận Xuân Lộc – Ngày thứ tư (24/01/2013)

25-01-2013 Chức năng bình luận bị tắt ở Tĩnh tâm Linh mục Giáo phận Xuân Lộc – Ngày thứ tư (24/01/2013) by

Ngày thứ tư (24/01), ngày đặc biệt nhất trong tuần tĩnh tâm linh mục năm 2013. Trong thánh lễ đồng tế buổi sáng, ĐGM giáo phận cùng với Đức Cha Cosma, giám mục Bắc Ninh và linh mục đoàn giáo phận Xuân Lộc hân hoan dâng lễ tạ ơn mừng kỷ niệm:

Kim khánh linh mục của Cha Đaminh Trần Thái Hiệp (PSS), Nguyên Giám đốc phụ trách chủng sinh Giáo phận (1988 – 2003), hiện đang nghỉ hưu tại Giáo xứ Xuân Khánh.

Ngân khánh Linh mục của Quý Cha

  1. Giuse Nguyễn xuân Triết, chánh xứ Đức Lon       
  2. Giuse Trần Phú Sơn, chánh xứ Kẻ Sặt      
  3. Đaminh Phạm Ngọc Điển OP, đền thánh Martinô       
  4. Giuse Vũ Đức Hiệp, chánh xứ Tân Mai       
  5. Philipphê Lê văn Năng, chánh xứ Biên Hoà      
  6. Toma Trần văn Đại (SDD), chánh xứ Long Thuận

Trong bài chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha Cosma giảng tĩnh tâm đã nói đến lòng biết ơn. Các linh mục không chỉ tạ ơn hồng ân Chúa, mà trong lòng Giáo Hội các ngài còn nhận được biết bao nhiêu sự giúp đỡ và lòng tốt của mọi người. 50 năm, 25 năm là thời gian cụ thể để chúng ta nhận thấy trong đời linh mục khi phụng sự Dân Chúa, chúng ta không bao giờ đơn độc bởi có Chúa ở với ta, và có dân Ngài cùng sánh bước với chúng ta.

Trong bài giảng ban sáng với chủ đề: Linh mục và những quan tâm mục vụ trong Năm Đức Tin. Bằng cách nói nhẹ nhàng và duyên dáng, Đức cha giảng tĩnh tâm đã dẫn vào nội dung chủ đề bằng những câu chuyện sống Đức Tin khởi đi từ đời thường.

1. Việc làm đầu tiên là định hướng Đức Tin của mình, là tin vào chính Chúa là chọn Chúa. “sở dĩ Đức Tin được tăng trưởng và vững mạnh là nhờ biết tin tưởng; không có cách nào khác hơn là buông mình vào vòng tay Thiên Chúa”(xem PF số 7). Như vậy, linh mục chọn chính Chúa chứ không phải chọn việc của Ngài, và hơn thế nữa càng không phải chọn những gì thuộc về con người và thế gian. Những chọn lựa này đôi khi đòi phải hy sinh. Chẳng hạn các Thánh Tử đạo Việt Nam đã đánh đổi sự chọn lựa này bằng cả mạng sống của mình. Đức Cha còn đưa ra những gợi ý cụ thể cần thực hiện trong Năm Đức Tin như:

  • Tuyên xưng Đức Tin bằng việc đọc kinh Tin Kính. Đọc ở đây không chỉ là đọc chung, hay đọc riêng kính tin kính, nhưng là lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời sống của mình niềm xác tín vào Chúa Kitô. Ngài trưng dẫn ý Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI viết trong số 9 của tự sắc “Cửa Đức Tin” nói rất rõ ràng: “Anh chị em đã nhận lãnh và tuyên đọc kinh tin Kính, vậy phải lưu giữ Tín biểu (những điều anh chị em đã tuyên xưng ) nơi lòng trí anh chị em, phải lặp lại Tín biểu khi lên giường ngủ, phải suy gẫm Tín biểu khi ra nơi cộng cộng, không được quên Tín biểu khi ăn uống, ngay cả khi thân xác đã ngủ yên, thì trái tim vẫn tỉnh thức với tín biểu này”. Việc công bố Đức Tin trong Năm Đức Tin chính là nguyện ước của ĐTC muốn các dòng tu, các giáo xứ và các tổ chức Giáo Hội thực hiện (PF số 8).
  • Thêm một cách khác biểu lộ việc Tin chọn Chúa đó là biết duyệt lại hành trình Đức Tin của mình. “Nhớ ngày xưa tháng cũ – Con hoài niệm mọi công trình tay Chúa – Và gẫm suy muôn việc Ngài làm nên” (TV 142,5) Lời kinh các linh mục đọc cũng là cách xem lại lối sống Đức Tin của mình trước đây thế nào? Cá nhân mình, và cả giáo xứ của mình có một lịch sử dài đan xen giữa tội lỗi và thánh thiện, ngày hôm nay ra sao, cần phải thực hiện điều gì trong thời gian sắp tới. Nhờ Đức Tin mới có lịch sử dài của hồng ân cứu độ Chúa thực hiện trong lịch sử, để đến hôm nay nhờ Đức Tin, chính chúng ta cũng đang nhìn nhận Chúa Giêsu hiện diện sống động trong chúng ta và trong dòng lịch sử.

2. Việc thứ hai cần quan tâm trong Năm Đức Tin này là hướng về những anh em lương dân, cần có một sân cho lương dân. Đức Cha kể một câu chuyện dí dỏm về chính đời Ngài: một lần Ngài đi công tác mục vụ về vùng huyện Sóc Sơn (ngoại thành Hà Nội). Buổi trưa vào dùng cơm ở một quán ăn bình dân. Đến khi trả tiền, chủ quán thấy Ngài đeo thánh giá gỗ trước ngực liền hỏi: “Bác đạo Hồi hả?”. Giật mình, và thật xót xa Ngài nói với một vị Giám mục cùng đi: vậy thì 400 năm truyền giáo tại quê hương của con kết quả là như vậy đấy!

Như thế, cần phải có một “sân cho lương dân” như: dạy học, chữa bệnh, thăm viếng trong những dịp hiếu hỉ, các gia đình công giáo lập bàn thờ tổ tiên…Và còn có nhiều hình thức khác nữa. để giới thiệu Chúa cho họ.

Đối với ngöôøi Việt Nam, khi vào trong nhà thờ, chúng ta có cảm tưởng cả thế giới này đều theo đạo Công Giáo, nhưng khi ra ngoài nhà thờ thì hình như không còn nhận ra ai là Công Giáo. Chuùng ta chưa thực sự sống đạo. Thật sự, Chúa Giêsu luôn chạnh lòng thương đám đông dân chúng không có người chăn dắt, và Ngài cho họ ăn trong cơn đói giữa hoang địa. “Sân cho lương dân” chính là nơi chúng ta chia sẻ cho anh chị em không cùng niềm tin về những giá trị của cuộc sống, để giới thiệu với họ những giá trị quý giá thiêng liêng là chính Thiên Chúa.

Kết thúc bài giảng, Đức Cha giảng muốn các linh mục sống với nhịp thở Đức Tin của giáo phận nên ngài cho 2 câu hỏi gơi ý thảo luận :

  1. Xin chia sẻ những hiểu biết về hành trình Đức Tin của giáo phận Xuân Lộc.
  2. Ở các giáo xứ đã có những “Sân lương dân” như thế nào?

Vào buổi trưa, Quí Đức Cha và các linh mục cùng chung vui với quí Cha mừng Kim khánh và ngân khánh trong bữa tiệc liên hoan đơn sơ tại nhà cơm của TGM.

Ban Truyền Thông Giáo Phận

 

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW